Back To Top

Banner top

tư duy làm việc tích cực

Tư duy làm việc tích cực của người thành đạt

Với 8h đến 10h làm việc tại nơi công sở, nhưng đối với một số người nó là cả một cực hình, họ nghĩ rằng họ là nô lệ của Doanh nghiệp, họ nghĩ rằng họ bị bóc lột sức lao động từ các cấp quản lý của họ, họ nghĩ rằng họ là con người quá cống hiến cho DN, họ nghĩ và cứ nghĩ rồi họ phàn nàn kêu ca ở nơi công sở, họ kêu ca ở nhà, họ kêu ca mọi lúc mọi nơi… và họ thể hiện trong mắt tất cả mọi người họ là người rất bận bịu… cho đến khi họ tìm cách rời khỏi nơi đang làm việc và đến những nơi khác họ cũng cứ mãi với một chuỗi dài các suy nghĩ tiêu cực như vậy.

Hãy thử tiên liệu những người này có ổn định được công việc không, có thành công như họ tưởng họ sẽ đạt được không? Chúng ta hãy cố gắng quan sát những người mà ra trường đến 5 năm hoặc mười mấy hai chục năm mà vẫn không có việc gì để làm, vẫn phải rong ruổi đi tìm việc hoặc bạ đâu làm đó để có thu nhập… và chắc chắn họ sẽ đổi lỗi cho số phận, do thời cơ hay vận may chưa đến với họ và Họ không nghĩ rằng chính bản thân mình đang và đã thất bại sao?

 Nhưng có những người khác, họ làm việc 10h đến 12h nơi công sở thậm chí thêm vài giờ làm việc cật lực ở nhà, họ thấy mọi vấn đề rất tuyệt, không áp lực, coi công việc là niềm vui, lúc nào cũng cảm thấy không đủ thời gian cho mình vẫy vùng các ý tưởng làm việc, lúc nào cũng thấy nhiệt huyết và cống hiến, cống hiến hơn nữa và họ đã đạt được sự thành công mỹ mãn: Được yêu quý, được kính trọng, được thăng chức, được lương cao… Họ vẫn có thời gian thả hồn cho những niềm vui nho nhỏ của họ, cho gia đình họ, cho các mối quan hệ… vì họ thấy lúc nào công việc cũng trong tầm tay và điều quan trọng họ thực sự tự tin vô cùng vào cách làm việc hiệu quả của họ. Tiên liệu xem những người như thế này có thể thành đạt được không nhé?

Khái niệm về tư duy theo cách hiểu của những người thành đạt

Tư duy là thứ duy nhất mà con người có thể làm chủ hoàn toàn.Trong khi đó thì nhiều người hoàn toàn tự do về thể xác, nhưng lai mất tự do về tinh thần, vì những lo sợ, ganh ghét, thù hằn, thất vọng triền miên hay bị điều khiển bởi suy nghĩ của người khác. Khi chỉ chú tâm vào những gì ngoài tầm kiểm soát được thì suy nghĩ của con người trở nên tiêu cực, cuộc sống sẽ đi đến chỗ bế tắt.
Tư duy chỉ đạo hành động và hành động quyết định kết quả của cuộc đời. Đó là quy luật “nhân nào quả đó” trong cuộc sống. Nhà thơ, nhà cải cách Scotland Samuel Smiles thể hiện điều đó bằng đoạn thơ sau:

-   Gieo suy nghĩ, gặt hành động.

-   Gieo hành động, gặt thói quen.

-   Giep thói quen, gặt tính cách.

-   Gieo tính cách, gặt số phận.

Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là niềm vui thì chúng ta sẽ có niềm vui. Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là những chuyện bi thương, buồn chán thì tinh thần chúng ta sẽ suy sụp. Nếu chúng ta nghĩ mình khỏe thì chúng ta sẽ hiếm khi bị ốm. Nếu chúng ta nghĩ mình tốt, sẽ cố gắng để sống đẹp, sống tốt. Nếu chúng ta nghĩ đến tình huống sợ hãi, chúng ta sẽ sợ hãi. Nếu chúng ta nghĩ mình thất bại, thì sẽ thất bại… Đó là một chân lý rất đơn giản trong cuộc sống. Vậy hãy chọn: một là tư duy tích cực để điều khiển cuộc sống theo hướng tốt đẹp; hai là để tâm trạng tiêu cực điều khiểu cuộc sống của mình.

Một tác giả người Mỹ, Willie Nelson đã chỉ ra rằng: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực”. Thế nhưng con người thường vô tình hướng suy nghĩ vào những điều mình không mong muốn, đó là điều cần cảnh giác với bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ cho mình tập trung càng nhiều càng tốt vào điều đúng đắn, tích cực, tốt đẹp mà mình mong muốn, chứ không phải điều không mong muốn. Một khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí, hãy sớm đoạn tuyệt với nó. Việc tập trung vào những điều tốt đẹp và tích cực, sẽ giúp ta thu hút được thêm nhiều điều tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống.

Mặt khác, TS. Norman Vincent Peale – người khởi xướng học thuyết “Suy nghĩ tích cực” nhận thấy: “Người nào gửi đi những suy nghĩ tích cực sẽ kích hoạt thế giới quanh anh ta trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực”. Khi cảm thấy hào hứng, nhiệt tình, đam mê, hạnh phúc, con người sẽ phát đi những năng lượng tích cực, ngược lại, nếu chán nản, buồn bã, tuyệt vọng, căng thẳng, giận dữ, sẽ phát đi những năng lượng tiêu cực. Con người thường có xu hướng tìm và gắn kết với những người cùng suy nghĩ, sở thích, lối sống, chí hướng. Vì vậy khi thay đổi tư duy theo chiều hướng tích cực, con người sẽ có thêm sức mạnh, động lực trong cuộc sống từ những người có cùng suy nghĩ, chí hướng. Đó là quy luật hấp dẫn trong quan hệ con người.

Người tư duy tích cực có tâm thần khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời, khó bị tress hay khủng hoảng tinh thần. Ngay cả khi trải qua vô số lần thất bại, nhà phát minh, sáng chế vĩ đại Thomas Edison vẫn giữ cho mình tư duy tích cực đáng khâm phục, ông cho rằng:“Trong đời mình tôi chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào. Vì ngày nào cũng đầy niềm vui”. Đó là nguồn động lực đã mang đến cho ông 1093 bằng phát minh, sáng chế.

Học viện đào tạo năng lực cán bộ VNNP giới thiệu khóa học:

BÍ QUYẾT TƯ DUY LÀM VIỆC TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT

Đối tượng tham dự khóa học
  • Các cấp quản lý hoặc toàn thể nhân viên của doanh nghiệp
Hình thức tổ chức:
  • Tổ chức đại trà tại VNNP: Học viên đến đăng ký học theo lớp tại Trung tâm đào tạo kế toán VNNP
  • Tổ chức lớp theo nhu cầu doanh nghiệp: Doanh nghiệp tổ chức lớp chuyên biệt để đào tạo tổng thể cho các cấp quản lý hoặc cho toàn thể nhân viên để nâng cao chất lượng giao tiếp tương tác công việc tốt nhất cho DN.
Số lượng buổi học:
  • 1 buổi

Phương pháp giảng dạy:

  • Trải nghiệm tư duy tích cực trong làm việc thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay và trong cuộc sống.

Mục đích của khóa đào tạo tư duy làm việc

  • Giúp nhân viên có tư duy làm việc nhiệt huyết, cống hiến, hiệu quả

Hiệu quả sau khóa học:

  • Tạo dựng văn hóa nhân viên trong DN nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu nhằm có những sáng tạo, sáng kiến được công nhận giúp công ty phát triển mạnh mẽ.

Liên hệ VNNP EDU