Back To Top

Banner top

hoc-quan-ly-cam-xuc

Khi gặp bất cứ một việc gì đó bạn có thể thể hiện cảm xúc và hành vi của mình với sự việc đó. Bạn chưa bao giờ tức giận? Bạn chưa bao giờ chán nản đến phát khóc? Bạn có bao giờ hối hận về việc làm của mình trong lúc cảm xúc nhất thời? Đó là những lúc bạn nên học cách quản lý cảm xúc cảu bạn thân mình.

Tránh xa nguyên nhân gây xúc động

Xúc động là trạng thái cảm xúc mạnh của mỗi con người như: nóng này, giận, khóc, cười… Do đó, bạn hãy tránh xa những nguyên nhân có thể làm bạn xúc động hoặc không biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân. Việc tránh xa các nguyên nhân cũng giúp bạn giữ được sự tỉnh táo để xử lý các công việc một cách khôn ngoan nhất. Bởi bạn nên nhớ mọi quyết định trong lúc cảm xúc mạnh đều không có sự chính xác và thông mình nhất.

Tất nhiên khi đã tránh xa những nguyên nhân có thể gây cho mình những sự xúc động mạnh bạn vẫn có tâm trạng ấm ức, khó chịu thì cách tốt nhất là hãy xoa dịu những cảm xúc của mình: uống nước mát để giảm cơn nóng giận, đấm mạnh vào gối, hét thật to, nói chuyện một mình, xem phim hài… Đây là những cách hàng ngày tưởng chừng như không có tác dụng hoặc chỉ là “lý thuyết” nhưng thực sự chúng có tác dụng khi bạn nóng giận đấy!

Nếu rơi vào trường hợp bạn không thể thực hiện các biện pháp như trên thì hãy áp dụng cách tốt nhất đó là im lặng. Khi im lặng bạn có thời gian để lắng cảm xúc xuống và suy xét những thứ bạn đã và đang chưa làm được, nguyên nhân của sự việc… Và cũng là cách khôn ngoan trước khi bạn có những lời nói “mất khôn” làm tổn thương chính bản thân mình và người khác.

Uốn lưỡi 7 lần trước khi… xổ cơn tức

Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm dĩ nhiên chẳng ai có thể nói bình tĩnh mà bình tĩnh được. Con người có xu hướng nói cũng như hành động để xả cơn giận trong người. Nhưng hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình trước khi nói và hành động:

  • Tại sao lại làm như thế?
  • Hãy giải thích về chuyện đã xảy ra?
  • Giải quyết chuyện này như thế nào?

Khi phát ngôn trong những tình cảnh như thế này bạn hãy chọn lọc ngôn từ để tránh những từ ngữ mạnh có tính chất làm tổn thương người khác nhé! Đừng để bản thân phải thấy ân hận vì những gì mình đã nói khi nóng giận.

Một số nguyên tắc khi nói chuyện lúc căng thẳng

Không cướp lời và lắng nghe hết

Đa số khi bực lên thường có xu hướng cướp lời mà không chịu lắng nghe. Bạn hãy làm ngược lại. Lắng nghe là cách để bạn hiểu rõ hơn ngọn nguồn sự việc cũng như lắng xuống để tìm cách giải quyết thay vì nóng giận.

Nói chuyện để giải quyết vấn đề

Nói chuyện có nghĩa là bạn và đối phương đang tìm những nút thắt trong xung đột và tìm cách tháo gỡ nó. Tuyệt đối tránh việc lôi những thù hằn trong quá khứ vào để làm tổn thương nhau hay làm cho mâu thuẫn căng thẳng thêm.

Thông cảm cho nhau

Điều này đồng nghĩa với việc tha thứ và bỏ qua những chuyện đã qua và cùng nhau đề ra những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp để không lặp lại những hiểu lầm gây nên sự xúc động. Ai cũng có cái tôi cá nhân cao nhưng nếu cố chấp mà không đặt bản thân mình vào địa vị của người khác thì mẫu thuẫn không bao giờ được giải quyết.

-------------------------------------

 Xem thêm những kỹ năng mềm khác!

Liên hệ VNNP EDU