Back To Top

Banner top

ky-nang-giao-tiep-ban-can-hoc

Khi đi đâu trước đám đông đã bao giờ bạn thấy ngưỡng mộ những người đứng trên sân khấu có thể nói một cách trôi chảy về vấn đề gì đó chưa? Bạn nghĩ họ có thể làm được bởi họ cso năng khiếu bẩm sinh và bản thân minh khó mà làm như họ được. Nhưng hãy nhớ để giao tiếp tốt bạn cần học các kỹ năng chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào năng khiếu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dừng một chút trước khi đưa ra câu trả lời

Khi nhận được câu hỏi bạn đừng nên vội vàng đưa ra ngay câu trả lời mà nên đừng khoảng 3 – 5 giây. Điều đó sẽ giúp bạn:

  • Bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.
  • Bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Bạn dừng lại để có những suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời.

Đặt câu hỏi khi cần

Để giao tiếp tốt bạn đừng ngại đặt ra những câu hỏi để làm rõ vấn đề mà bạn chưa hiểu. Đừng nghĩ là mình có thể hiểu và tìm hiểu tất cả mọi vấn đề, tốt nhất là bạn hãy hỏi lại ngay người nói vì chính họ mới là người nắm rõ vấn đề nhất. Đặc biệt khi đưa ra câu hỏi chứng tỏ bạn có sự lắng nghe người nói nên họ sẽ rất trân trọng sự lắng nghe của bạn. Hãy hỏi: “Bạn có thể nói rõ hơn không?” hay “Ý bạn có phải là A,B,C…?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày.

Đừng lo lắng việc bạn đưa ra câu hỏi mà người nó ngại trả lời mà ngược lại họ vô cùng thích. Khi bạn đưa ra câu hỏi chắc chắn bạn sẽ được nhiệt tình giải đáp. Việc đưa ra và giải đáp các câu hỏi trong giao tiếp giúp không khí cuộc giao tiếp trở nên thân mật và gần gũi hơn. Bạn và đối phương có thể thẳng thắn, thoái mái bày tỏ quan điểm mà không quá lo ngại.

Nhắc lại và ngắn gọn hơn

Để giao tiếp tốt bạn hãy học cách tóm tắt nội dung của người nói vừa trình bày bằng chính văn phong của bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …”. Nhắc lại nội dung trong cuộc giao tiếp có nghĩa là bạn rất chú tâm những gì đối phương nói và họ sẽ công nhận điều đó.

Luôn luôn lắng nghe

Lắng nghe chính là công cụ quan trọng và không thể thiếu trong giao tiếp. Cũng như các cụ có câu “Người nói phải có người nghe”. Khi bạn có sự lắng nghe trong giao tiếp đối phương sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng và cảm giác được tôn trọng khi có người lắng nghe họ. Muốn được người khác lắng nghe mình nói thì trước tiên bạn hãy học cách lắng nghe người khác nói.

Sự lắng nghe giúp bản thân bạn rèn được tính kỷ luật cho chính mình. Bởi chắc chắn không hề dễ dàng để có thể lắng nghe từ đầu tới cuối 1 vấn đề nào đó mà tâm hồn bạn không phân tán bởi điều gì đó. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” khắp nơi. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách khá hay để giúp bạn phát triển tính cách và kỹ năng mềm của chính bạn.

Liên hệ VNNP EDU