Back To Top

Banner top

bigc6

Gần Tết hay những kỳ nghỉ lễ, nghỉ hè… chính là thời điểm thu hút các sinh viên tìm kiếm các công việc làm thêm tăng thu nhập. Và các công việc ở siêu thị chính là lựa chọn hàng đầu của họ. Nhưng chính yếu tố này lại dẫn đến sự khó khăn về chất lượng nhân lực tại hệ thống các siêu thị hiện nay.

Theo một nghiên cứu mới đây thì chỉ 30% các nhân sự trong siêu thị được đào tạo bài bản và có trình độ. Còn lại hầu hết không có trình độ hoặc chỉ là “tay ngang”. Và chính điều này cũng lý giải cho lý do vì sao chất lượng phục vụ của các siêu thị thường xuyên bị phàn nàn đặc biệt với các siêu thị lớn.

Với các siêu thị lớn việc nắm trong tay 30% nhân sự được đào tạo bài bản cũng là một bài toán khó khi mà đội ngũ này cần được đào tạo và trau dồi kiến thức thường xuyên. Với 70% nhân sự còn lại được mặc định là làm thời vụ, không có tính chất gắn bó lâu dài nên nhiều siêu thị bỏ qua khâu đào tạo hoặc kiểm tra trình độ qua loa. Ngay cả những nhân sự có trình độ đại học vẫn được đánh giá thấp bởi đơn giản khi làm việc tại siêu thị họ cần có những kỹ năng mềm chứ không phải kiến thức được học trong trường. Và những kỹ năng mềm này lại bị quản lý tại siêu thị không coi trọng và thường bỏ qua, không đào tạo cho nhân viên.

Đây là thực tế đối với các siêu thị. Tuy nhiên, việc triển khai không thể một sớm một chiều vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan đó chính là việc nhân sự chỉ làm việc thời vụ, ra vào liên tục khó mà đào tạo một cách bài bản được.Việc đào tạo nhân viên bán hàng, bảo vệ, kế toán cho siêu thị dù khó nhưng vẫn có thể thực hiện trong ngắn hạn. Nhưng công tác đào tạo nhân sự cao cấp như: Giám đốc, phó giám đốc siêu thị, trưởng các ngành hàng…không thể nhanh chóng và dễ dàng được. Còn nguyên nhân chủ quan do khi đào tạo một lượng nhân sự lớn như vậy rất tốn thời gian, tiền bạc và nhân lực. Nên hầu như việc đào tạo không được chú trọng trừ các vị trí quan trọng. Đó là điều dễ dàng nhận thấy tại sao có khá nhiều khách hàng phải phàn nàn về chất lượng phục vụ của nhân viên tại các siêu thị là kém.

Chị Lan (Cầu Giấy) chia sẻ: Tôi vô cùng căm phẫn thái độ bán hàng của cô nhân viên bán bánh mì tại Big C Hà Nội. Khi phải xếp hàng đến 40 phút chờ mẻ bánh mì mới, cô con gái nhỏ của tôi chồn chân vì đứng đợi đã la hét nhưng vì nghĩ đã đợi được 40 phút rồi, đợi thêm 5 phút nên tôi cố đợi để mua...

Khi bánh mì được đưa ra, tôi năn nỉ cô bán hàng: "Em ơi, ưu tiên cho chị mấy cái trước, con bé nhà chị khóc to quá". Cô ta trừng trừng nhìn tôi và phán: “Ai khiến chị phải đợi để mua bánh mì?” và ngang nhiên thách thức tôi bằng cách đưa bánh cho những người xung quanh trừ... tôi.

Tôi phải la lên rằng: "Chị có định bán hàng cho tôi không thì bảo? Chị thấy tiếng trẻ con khóc mà còn thách thức, chị có tim không thế?"... Cô ta quay ra ném vào tôi 3 cái bánh mì với một bộ mặt câng câng!

Chính vấn đề nay đã dẫn đến hiện trạng các siêu thị “câu kéo” các nhân lực có năng lực về phía mình bằng các mức lương hấp dẫn. Với lợi ích ngay trước mắt khi sử dụng “chiêu bài” này thì các siêu thị sẽ sở hữu cho mình nhiều nhân sự có trình độ. Thế nhưng nó cũng đi kèm với nhiều rủi ro: Trình độ thực sự của nhân sự, chuyện lộ bí mật kinh doanh (tỉ lệ chiết khấu hàng hóa, các chiến lược cạnh tranh, câu chuyện khuyến mãi…).

Nhấn mạnh tới công tác đào tạo nhân sự bán hàng cần lưu ý tới thái độ nhiệt tình trong công việc được giao, tuân thủ các chính sách nội quy của siêu thị, có khả năng làm việc theo nhóm, trung thực trong nhiệm vụ… Nếu như muốn nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng chắc chắn các siêu thị cần chú ý đến nhiều hơn về bài toán chất lượng nhân sự trong thời gian tới.

Liên hệ VNNP EDU