Back To Top

Banner top

ban nen giai quyet van de nhu the naoCó rất nhiều vấn đề trong công việc và cuộc sống hàng ngày bạn cần giải quyết. Nhưng giải quyết sao để cho vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả nhất?

Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề

Có thể bạn đang rất bực mình về việc gì đó, muốn ngay lập tức xả cơn giận của mình với đối phương. Nhưng trong trường hợp này thì bạn nên từ từ đã. Tại sao? Tất cả mọi chuyện đều có nguyên do của nó, dù đúng hay sai bạn cũng nên nghe từ 2 phía và tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng của sự việc. Khi tìm hiểu rõ ràng chắc chắn bạn sẽ có những cách ứng xử phù hợp với sự việc cũng như với đối phương. Hãy xử lý mọi việc theo hướng tích cực nhất.  Ví dụ sếp giao cho bạn ngay lập tức phải thực hiện 1 công chuyện gấp có liên quan đến khách hàng của công ty. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bạn gặp rắc rối. Đừng vội vàng cuống cuồng mà hãy từ từ phân tích từng khâu thực hiện và tìm ra giải pháp xử lý công việc.

Phân tích vấn đề

Phân tích vấn đề giúp bạn có cách nhìn sâu sắc, có những định hướng tốt nhất trong quá trình giải quyết công việc. Phân tích vấn đề cần thực hiện từ khâu đầu tiên, các bước thực hiện… cho tới kết quả để nắm bắt và rút kinh nghiệm cho những công việc tương tự sau này.

Đơn giản hoá mọi việc

Đừng phức tạp hóa mọi chuyện lên bởi chúng khiến bạn “điên đầu” hơn cũng như làm đối phương khó xử. Mẫu thuẫn giữa 2 người sẽ càng tăng cao khi mà cứ làm mọi thứ rối tung lên. Hãy đơn giản hóa mọi việc đi, bạn sẽ tìm ra được những cách giải quyết sự việc một cách dễ dàng nhất. Chính con người là nguyên nhân dẫn đến mọi việc, phức tạp hay đơn giản của sự việc cũng phụ thuộc vào cách nghĩ, hành động của con người. Vậy chẳng có lý do gì mà bạn cần phải bực tức và làm căng thẳng mọi thứ lên đúng không nào?

Lật ngược vấn đề

Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, bởi mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau

Đừng thiển cận khi tiếp cận vấn đề chỉ ở 1 khía cạnh và 1 cách nhìn cố định. Hãy tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau bạn sẽ cho mình những cách nhìn nhận mới mẻ, tích cực. Fix 1 cách nhìn chính là việc bạn đang bó hẹp bản thân mình đấy.

Chọn giải pháp

Sau khi nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các giải pháp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến kết quả của vấn đề là chọn giải pháp. Nếu bạn chọn giải pháp sai đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giải pháp. Hãy nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp bạn lựa chọn là hợp lý nhất.

Đề ra mục tiêu

Khi lựa chọn ra được phương pháp giải quyết vấn đề thì bạn cần đưa ra được mục tiêu. Mục tiêu ở đây chính là cách, là kết quả mà bạn muốn hướng tới và mong muốn sự việc diễn ra theo kết quả đó.

Thực hiện

Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong  muốn.  

Đánh giá lại kết quả vấn đề

Đánh giá kết quả chính là quá trình bạn nhìn nhận lại những gì mình đã làm, điểm được và chưa được trong khi giải quyết vấn đề. Điều cần tránh và cần thực hiện, cách giải quyết xung đột ra sao. Khi đó, bạn sẽ đúc rút được cho mình những kinh nghiệm quý báu khi gặp những trường hợp tương tự sau này.

Chúc bạn thành công!

Liên hệ VNNP EDU