Back To Top

Banner top

cac ky nang can nho de giao tiep tot

Để giao tiếp tốt bạn cần làm gì? Hãy cùng theo dõi những bí quyết được chia sẻ sau đây nhé!

1- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Giao tiếp là việc bạn cần sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể để có những thiện cảm ngay từ đầu với đối phương. Một ánh mắt trìu mến, 1 nụ cười thân thiện sẽ là điểm ấn tượng của bạn.

Hãy để ý đến những ngôn ngữ cơ thể của mình và điều chỉnh chúng. Hãy luôn nhìn vào mắt đối phương khi bạn nói chuyện, thường xuyên mỉm cười, bắt tay niềm nở (trong công việc) hay ôm nhẹ. Hãy luôn nhớ giữ lưng thẳng, đầu ngẩng cao khi đứng hoặc ngồi, vai mở tự nhiên về phía sau. Hãy chú ý rèn luyện các biểu hiện ngôn ngữ cơ thể thường xuyên ở nhà bạn nhé!

2- Biết nghe chủ động

Lắng nghe là kỹ năng bạn nên trau dồi và tạo cho mình đó là một thói quen thường xuyên. Nhưng hãy lắng nghe chủ động. Khi lắng nghe chủ động bạn có thể ghi chép, thu thập các thông tin một cách nhanh chóng.

Lắng nghe chủ động kết hợp với quan sát ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể đoán được ý của đối phương, từ đó có những câu trả lời đánh trúng tâm lý của họ.

3- Hoá giải xung đột

Mọi mối quan hệ đều có thể có xung đột. Bạn cần biết cách hóa giải xung đột để những vấn đề đó không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ mà bạn mất công gây dựng bấy lâu nay.

Kỹ năng giải quyết xung đột một cách lành mạnh đòi hỏi bạn phải biết phản ứng bình tĩnh, tôn trọng và không tìm mọi cách để phòng thủ. Khi kiểm soát được cảm xúc của mình thì bạn sẽ có những cách để giải quyết xung đột một cách bình tĩnh và tích cực nhất.

4- Tỏ ra chân thành và đáng tin

Hãy luôn thể hiện đúng con người mình bởi đối phương dễ dàng nhận ra nếu bạn không trung thực. Hãy giao tiếp với họ bằng thái độ chân thành và sự đáng tin

Thể hiện bản thân có thể không dễ dàng, hãy bắt đầu bằng cách hiểu rõ bản thân và giá trị của mình. Bạn có thể tập nói chuyện chân thành, thể hiện một chút nhạy cảm, và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân nho nhỏ với những người liên quan.

5- Ứng biến với cảm xúc

Trong giao tiếp có thể bạn luôn nhận được từ phía đối phương những cảm xúc vui buồn, tức giận… Và đó là lúc đòi hỏi bạn cần ứng biến với những cảm xúc này của đối phương. Ví dụ nếu như đối phương tỏ vẻ phân tâm trong câu chuyện bạn nói. Bạn có thể nói một cách lịch sự liệu họ đang bận tâm điều gì, bạn có thể giúp gì cho họ hay đây không phải vấn đề mà họ quan tâm.

6- Phát âm và sử dụng từ ngữ

Giọng nói thực sự có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, việc bạn có giao tiếp được tốt không ít nhiều phụ thuộc vào yếu tố này. Nếu bạn nói chuyện lí nhí, quá nhỏ nhẹ hay quá lớn tiếng, nuốt chữ, giọng lè nhè hay quá ngập ngừng với các âm đệm “ừm, à, ồ…” sẽ khiến người nói chuyện với bạn khó nắm bắt và hết thông điệp mà bạn muốn nói. Kỹ năng giao tiếp kém cũng phần nào thể hiện sự thiếu tự tin và kiến thức.

7- Đặt câu hỏi hay ho

Đừng chỉ biết nghe thông tin 1 chiều mà hãy luôn đặt ra câu hỏi dù bạn đang là người nói hay người nghe. Đưa ra câu hỏi chính là cách bạn kiểm tra đối phương đã nắm bắt được những thông tin bạn nói hay chưa, họ có đang nghe bạn nói không? Khi đó bạn nhận được nhiều thông tin và chia sẻ của đối phương hơn việc bạn im lặng đấy!

Chúc bạn thành công và đừng quên tham khảo thêm những kỹ năng mềm cần thiết nhé!

Liên hệ VNNP EDU