Back To Top

Banner top

cach doi pho voi sep toiĐi làm tại công ty không phải ai cũng may mắn gặp được một người Sếp tốt, thấu hiểu cho nhân viên, chỉ bảo bạn. Vì vậy nếu gặp phải người quản lý không tốt thì bạn cũng không nên quá buồn và chán nản. Bạn phải đứng trước lựa chọn nghỉ việc hay thỏa hiệp? Nhưng dù quyết định nào thì bạn cũng phải tìm cách khôn khéo đối phó tình thế hiện tại trước vì bạn cũng không nghỉ ngay được.

Cách khôn khéo khi đối phó với Sếp tồi.

1. Đừng để bản thân trở thành nhân viên tồi

Khi không hài lòng về Sếp ở điểm nào chúng ta có thói quen nói xấu hay chỉ trích quản lý tồi. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ khiến bạn trở thành nhân viên tồi vì nói xấu Sếp của mình chứ hình ảnh của bạn không xấu đi tí nào. Nếu bạn cần phải “nói” với ai đó, bạn có thể lựa chọn phương án gặp bộ phận nhân sự để chia sẻ về những vấn đề của mình một cách chuyên nghiệp.

2. Dám nói lên ý kiến của mình

Không nên dĩ hòa vi quý. Trường hợp không chỉ bạn mà nhiều đồng nghiệp khác cũng gặp vấn đề với Sếp, tại sao bạn không mạnh dạn lên tiếng nói lên quan điểm về vấn đề . Thẳng thắn chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của bạn với quản lý để cùng nhau giải quyết. Nếu không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng không hài lòng với cách quản lý của Sếp thì rõ ràng bạn có cơ sở để yêu cầu sự thay đổi.

3. Đừng làm cho quản lý của bạn tồi tệ hơn

Bạn nên chú ý rằng căng thẳng sẽ khiến những vị sếp tồi càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu mối quan hệ của bạn và sếp vốn không mấy tốt đẹp thì cũng đừng khiến nó xấu hơn. Nếu trong quá trình làm việc mà gặp phải Sếp tồi thì tinh thần làm việc của bạn cũng sẽ không còn hăng say nữa. Bạn nên tập trung làm tốt công việc của mình. Nếu bạn làm tốt chẳng có lý do gì quản lý của bạn làm khó bạn cả. 

4. Đừng để con đường tương lai của bạn bị ảnh hưởng bởi người quản lý không tốt

Không phải chỉ có người quản lý tốt mới tạo điều kiện, hỗ trợ bạn phát triển trong công việc. Nếu gặp người quản lý tồi thì bạn vẫn có cơ hội phát triển. Hãy chăm chỉ, chủ động học hỏi, nâng cao kỹ năng của bản thân. Bỏ qua tư tưởng ỷ nại, buồn bực vì quản lý; bạn vẫn thành công được dù gặp phải người Sếp tồi.

5. Học hỏi từ quản lý tồi

Có thể Sếp bạn có cách quản lý nhân viên không tốt nhưng họ vẫn có những ưu điểm để bạn học hỏi. Cách quản lý, hành vi, phong cách giao tiếp với nhân viên, cách ra quyết định,… bạn có thể rút kinh nghiệm từ chính những nhược điểm của họ. Biết đâu sau này bạn trở thành Sếp thì cũng có bài học đắt giá từ người quản lý cũ của mình đúng không?

Dù sao bạn cũng không gắn bó lâu dài được với người quản lý bạn không hài lòng. Vì vậy, không nên quá bận tâm về họ và để cảm xúc khi làm việc với người quản lý ấy ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của bạn. Hãy thoải mái tìm cách giải tỏa để cân bằng lại cuộc sống.

Liên hệ VNNP EDU