Back To Top

Banner top

qgv1536920857Khi đi làm bạn cần lưu ý cần có nhiều kỹ năng và việc ứng xử với sếp cũng là một trong những kỹ năng mà bạn cần lưu ý đấy nhé!

Coi sếp như một khách hàng

Bạn có thể có nhiều sếp khác nhau trong khi làm việc. Một vài người đưa cho bạn ý kiến phản hồi và luôn “nháy mắt” động viên khi bạn cố gắng làm việc tốt. Nhưng cũng có những người khiến cho công việc trở nên khó khăn hơn vì sự kiểm soát quá mức hoặc thiếu năng lực tổ chức. Nhưng đừng nghĩ đến việc chống đối lại bởi bạn đang là nhân viên và việc thể hiện sự khó chịu ra cho người đang trả lương cho mình là điều không hề khôn ngoan chút nào. Hãy thoải mái và coi sếp của bạn như một vị khách hàng khó tính. Hãy đưa ra các vấn đề như đối với khách hàng và giải pháp đó mới chính là điều sếp trông chờ.

Bắt đầu quan hệ bằng những bước đi đúng

Sếp của bạn chắc không từ chối nếu bạn thảo luận thẳng thắn cùng sếp những vấn đề cơ bản như trách nhiệm công việc, những mục tiêu cần đạt được, những giá trị quan trọng trong công ty, cách làm việc hợp lý và hiệu quả nhất. Báo cáo thường xuyên để sếp nắm bắt các vấn đề, chia sẻ các thông tin và khó khăn để được trợ giúp.

Cố gắng hiểu sếp của bạn

Đặt mình vào vị trí của sếp, bạn có thể hiểu được những gánh nặng mà sếp đang phải chịu hay những mong muốn mà sếp muốn các nhân viên của mình đáp ứng. Bạn có thể bằng khả năng của mình để san sẻ, thấu hiểu sếp cũng chính là cách mình học được kinh nghiệm quản lý trong tương lai.

sepso 15311961831621070259012

Hãy nói với sếp điều bạn cần

Hãy chủ động đề xuất với sếp các vấn đề mà bạn cần hỗ trợ trong công việc. Sếp không thể nào quan sát hết tất cả các nhân viên và tự đưa ra phương án cho bạn được. Hãy chủ động hơn để đạt hiệu quả công việc cao nhé!

Ứng xử với các sếp”khó chịu”

Những gợi ý ở trên có thể thực hiện với đa phần các sếp, nhưng cũng có một vài lãnh đạo có cách “hành xử đặc biệt” gây trở ngại trong công việc. Khi sếp khó chịu hãy tích cực và mỉm cười. Khi sếp vui bạn có thể thủ thỉ và đề xuất với sếp một cách thẳng thắn các vấn đề.

Kiểu sếp “nhỏ nhặt”, kiểm soát vượt quá mức cần thiết

Bạn hãy chủ động làm rõ những trách nhiệm phải hoàn thành thành từ những nhiệm vụ nhỏ cho tới những nhiệm vụ lớn. Bạn cần nỗ lực để làm tốt công việc nếu không bạn càng mất đi sự tin cậy và bị “soi” nhiều hơn nữa.

unnamed 1

Kiểu sếp thiếu quyết đoán, do dự, mập mờ.

Thay vì đưa ra các câu hỏi, hãy đưa cho sếp vài sự lựa chọn đi kèm với những nhận xét rõ ràng. Hãy chống lại sự mập mờ bằng cách hỏi lại cho sáng tỏ. Bạn cũng cần tránh sự chần chừ của sếp bằng cách khẳng định thời hạn cuối của bạn và theo sát những cái bạn cần

Chúc bạn thành công!

Liên hệ VNNP EDU