Back To Top

Banner top

tri hoan cong viecNhằm mục đích muốn mang đến những kiến thức, thông tin hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên cũng như quý vị phụ huynh để chia sẻ với các bạn những kỹ năng nho nhỏ, những bí quyết áp dụng vào trong việc học và trong cuộc sống của mình để giúp cho mọi thứ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Làm thế nào để chúng ta vượt qua, xóa bỏ những thói quen trì hoãn của mình?

Vậy đâu là những lý do, nguyên nhân nào thường khiến cho chúng ta rơi vào những trạng thái trì hoãn và tương ứng với từng nguyên nhân đó thì cần có những giải pháp nào, cách nào để giúp cho chúng ta giải quyết được những nguyên nhân đó thì khi đó chúng ta trở thành một người hành động quyết đoán hơn.

Nguyên nhân thứ 1: Quá cầu toàn

Đây là nguyên nhân rất phổ biến là do chúng ta có một cái thói quen đó là thích mọi thứ phải hoàn hảo và khi mọi việc phải hoàn hảo rồi thì chúng ta mới bắt tay vào hành động.

Đôi khi trong cuộc sống có nhiều việc nằm vượt khỏi sự tầm kiểm soát của mình thì tốt nhất là bạn không cần phải quan tâm đến cái đó, bạn chỉ cần quan tâm đến những gì mình có thể làm tốt bạn và lên một kế hoạch sẵn sàng ngày hôm đó bạn phải làm những công việc gì,…ngoài ra bạn sẽ phải chừa ra một khoảng vừa đủ linh hoạt để mình thiên biến vạn hóa mọi thứ tác động đến bản thân như thế nào mình sẽ uyển chuyển theo nó thì nó giúp cho mình bắt tay vào hành động một cách dễ dàng hơn.

Nguyên nhân thứ 2: Có hứng mới làm

Nếu như bạn thường xuyên rơi vào trạng thái có hứng mới làm thì đó là nguyên nhân rất là nguy hiểm. Bởi vì trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có hứng, hứng ở đây tôi đang nói đến chính là động lực, không phải chúng ta lúc nào cũng có hứng dồi dào để mà chúng ta bắt tay vào hành động ngay. Bởi vì một người cho dù rất giỏi, rất thành công thì trong cuộc sống này sẽ có rất nhiều lúc mà chúng ta cảm thấy rất là mệt mỏi, lười biếng.

Giải pháp:

Dù có hứng hay không có hứng thì bạn vẫn phải quyết tâm, nỗ lực đi theo kế hoạch bạn đã đề ra cho chính mình

Khi có hứng phải làm gấp 2: Khi bạn có hứng bạn sẽ dễ dàng hành động hơn và để bù lại những lúc bạn không có hứng

Nguyên nhân thứ 3: Nhật ký sợ

Sợ thất bại

Sợ khó

Sợ…

Đó là lý do rất là lớn khiến cho chúng ta không dám bắt tay hành động vào một việc gì

Giải pháp: Để vượt qua vấn đề này thì lúc này bạn cần phải điều chỉnh lại một thứ rất là quan trọng đó là “niềm tin”, bạn phải tin rằng mình làm được cái việc đó, có thể trong quá khứ 1-2 lần bạn gặp thất bại nhưng bạn đừng cho phép điều đó, nó khiến cho bạn nghĩ rằng là bạn sẽ luôn luôn thất bại.

Nguyên nhân thứ 4: Nghĩ mình còn nhiều thời gian

Chúng ta thường hay có suy nghĩ công việc hôm nay có thể để ngày mai làm, thì chính cái tâm lý để ngày mai làm khiến cho bạn không làm nó trong ngày hôm nay và khi ngày mai đến thì bạn thường là không làm nó.

“Ngày mai” ở đây nó là một khái niệm ảo là bởi vì trong thực tế thì nó không có khái niệm ngày mai. Ngày mai, ngày hôm nay, ngày hôm qua là chỉ là những tên gọi để chúng ta xác định các mốc thời gian nhưng trong thực tế nó không hề có khái niệm là ngày mai là bởi vì khi này mai nó đến tức là chúng ta đang ở trong ngày hôm nay của ngày mai. Cho nên nếu ngày hôm nay bạn trì hoãn được thì ngày mai khả năng trì hoãn được xảy ra rất là cao.

Giải pháp làm sao để vượt qua được tâm lý đó:

Việc hôm nay cứ chớ để ngày mai

Đặt thời hạn hoàn thành công việc

Hãy thường xuyên động viên bản thân mình

“Câu thần chú” độc thoại nội tâm để nhắc nhở bản thân: hành động ngay lập tức – hành động ngay lập tức – hành động ngay lập tức.

Hy vọng những phương pháp nho nhỏ trên có thể giúp cho các bạn khắc phục hoặc xóa bỏ được thói quen bạn hay trì hoãn, chần chừ.

Liên hệ VNNP EDU