Back To Top
Trong công tác tuyển dụng, phỏng vấn là công việc không thể thiếu để tìm ứng viên phù hợp. Muốn có được ứng viên đáp ứng đúng yêu cầu công việc cần phải có bảng câu hỏi phù hợp để đánh giá được ứng viên. Đối với bất kỳ bảng câu hỏi nào cần làm rõ hai điều cơ bản, ứng viên có muốn làm việc hay không và có thể làm được công việc này không?
Bán hàng là 1 nghề cần sự khéo léo, linh hoạt của nhân viên do đó khi phỏng vấn nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng cần có những câu hỏi để tìm ra những tính cách, tố chất bán hàng.
Một số lưu ý khi đặt câu hỏi cho ứng viên tuyển vị trí bán hàng:
- Đặt câu hỏi để thấy được cách ứng xử của ứng viên trong quá khứ từ đó dự đoán được hành động trong tương lai của ứng viên ra làm sao
- Cần làm rõ hoàn cảnh, hành động của ứng viên và kết quả đạt được của ứng viên
- Không nên hứa hẹn hay đánh giá ứng viên trong khi phỏng vấn.
Vậy có những mẹo nào để xây dựng bảng câu hỏi nhằm tìm được ứng viên phù hợp với công việc bán hàng. Bảng câu hỏi cần làm rõ tố chất sau đây của ứng viên:
Để biết được điều này chúng ta có thể dựa vào sơ yếu lý lịch của ứng viên, họ làm gì khi thất nghiệp, có phải chịu trách nhiệm tài chính trong gia đình không?
Một số câu hỏi ví dụ:
- Bạn có thể nói về thời gian làm việc cho công ty A không?
- Khoảng thời gian tìm việc mới, bạn đã làm gì?
- Trong gia đình bạn, ai chịu trách nhiệm kiếm tiền là chủ yếu?
- Bạn đã bao giờ có thời gian làm việc vất vả không?
- Bạn có dự định học thêm gì trong tương lai không?
Tiêu chí đánh giá ứng viên như sau
Ứng viên tốt: là người đã có nhiều thời gian làm việc vất vả, tích cự làm thêm nhiều việc để kiếm tiền và sẵn sàng chịu trách nhiệm tài chính.
Ứng viên khá là ứng viên đã có lúc làm việc vất vả, chấp nhận làm việc thêm giờ và luôn đặt mục tiêu kiếm tiền lên trước.
Ứng viên trung bình là ứng viên có thể làm việc nặng nhọc khi được động viên, làm theo thời vụ kiếm nhiều tiền và có nhu cầu cấp thiết. Mong muốn tìm việc làm để học thêm.
Ứng viên kém là ứng viên lười nhác, không có áp lực kiếm tiền bằng công việc nặng. Thường ưu tiên học tập và lựa chọn khác. Họ làm việc chỉ cần kinh nghiệm.
Khả năng giao tiếp chính là cách diễn đạt, sắp xếp ý tưởng chính xác và rõ ràng. Để đánh giá kỹ năng giao tiếp chúng ta có thể hỏi về sở thích của họ nhằm biết được họ trình bày thế nào?
Ví dụ:
- Sở thích của bạn là gì?
- Bạn có thuyết trình bao giờ chưa? Hãy trình bày lại
- Thần tượng của bạn là ai? Vì sao?
Tiêu chí đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên như sau:
- Ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt: là người trình bày ý tưởng thành thạo, có cách diễn đạt ý rõ ràng, ngắn gọn đơn giản. Biết sử dụng ngôn ngữ, cách nói trôi chảy, dẫn chứng hay để thuyết phục người nghe.
- Ứng viên có kỹ năng giao tiếp khá: là người trình bày ý kiến theo đúng những gì định nói. Có giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn, thuyết phục được người nghe.
- Ứng viên có kỹ năng giao tiếp trung bình: là ứng viên có cách diễn đạt giản đơn, không trình bày được với các ý tưởng phức tạp, không thuyết phục được người nghe cao.
- Ứng viên có kỹ năng giao tiếp kém là ứng viên phần lớn không biết trình bày. Trình bày không rõ ràng, người nghe không hiểu ứng viên nói gi va gây cảm giác nhàm chán.