Back To Top

Banner top

bi quyet tro thanh quan ly gioi

Chảy máu chất xám luôn là một vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại và hiện tượng "chảy máu chất xám" ngày càng trở nên phổ biến bởi nhiều nhân viên không thỏa mãn với môi trường làm việc, muốn tìm cơ hội thăng tiến và cống hiến ở một công ty mới. 

Chảy máu chất xám là gì?

Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, có tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “chảy máu chất xám”

Những sai lầm làm chảy máu chất xám và đánh mất nhân viên giỏi mà các nhà quản lý không nhận ra

1. Chính sách nhân sự sai lầm

Tình trạng bố trí nhân sự không phù hợp với sở trường, khả năng và trình độ của từng người, thậm chí bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào khả năng trình độ, kinh nghiệm tại doanh nghiệp cũng không phải trường hợp hiếm có. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng và hiệu quả làm việc của người lao động, thậm chí nhiều người đã bỏ việc, tìm đến một công việc khác phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nhạy cảm và mềm dẻo trong việc bổ nhiệm vị trí từng đối tượng lao động. Một số người khi ở vị chí chuyên viên, họ phát huy được hết khả năng và hiệu suất lao động của mình, tuy nhiên khi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý lại tỏ ra không phù hợp và ngược lại. Chính vì lẽ đó, chính sách nhân sự ngoài sự rõ ràng, khoa học, còn phải đảm bảo yếu tố linh hoạt và mềm dẻo

2. Doanh nghiệp không muốn bỏ chi phí để đào tạo nhân tài

Điều này khiến cho các công ty khác chỉ cần trả lương cao hơn một chút là có thể “hưởng thụ” thành quả của họ. Các đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh thì tìm mọi cách “giật” các nhân viên xuất sắc. Đằng sau việc nhân viên “nhảy việc” là việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi cùng ra đi với nhân viên là các khách hàng, đối tác, cơ hội làm ăn …

3. Chế độ đãi ngộ chưa phù hợp

“Hưởng theo lao động” là điều mà người lao động mong muốn. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hiện tượng “cào bằng”. Chỉ một số ít người lao động cống hiến thực sự nhưng được đãi ngộ tương đương những người làm việc kém hiệu quả hơn. Do vậy dần dần, họ không còn “mặn mà” với công việc, chất lượng đội ngũ lao động do vậy ngày một giảm sút.

4. Kỷ luật quá nguyên tắc

Chủ DN áp đặt kỷ luật không cần biết việc làm của nhân viên đó là đúng hay sai.

5. Nói một đường làm một nẻo.

Trả lời cho việc thất hứa: Nói Giỡn

6. Môi trường làm việc

Tạo dựng một môi trường mà ở đó những người có ảnh hưởng lớn thực sự muốn ở lại và cống hiến tất cả năng lực cho công ty đòi hỏi nhiều hơn việc tổ chức những khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Nó đòi hỏi một môi trường nơi mọi người có thể học tập, được đào tạo, và phát triển kỹ năng của họ – thông qua yêu cầu thông tin và đối thoại, nhà lãnh đạo tạo ra môi trường để mỗi người phát triển.

Vậy làm thế nào để giữ được nhân viên giỏi khi họ có tham vọng quá lớn? 

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn giữ được người tài:

Bí quyết 1: Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời.

Vì vậy, chiến lược giữ người giỏi phải tiến hành song song 4 yếu tố:

  • Thu hút
  • Tuyển dụng
  • Hội nhập
  • Cộng tác.

Danh tiếng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thu hút người giỏi bên ngoài đồng thời giữ người giỏi bên trong. Doanh nghiệp đôi khi mất người giỏi ngay trong quá trình tuyển dụng vì thiếu tính chuyên nghiệp. Trong quá trình cộng tác, doanh nghiệp luôn minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong đánh giá năng lực/tạo cơ hội phát triển như nhau, công việc thu hút và quan hệ làm việc tích cực.

Bí quyết 2: Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ.

Các tiêu chí định tính:

  • Luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc
  • Đảm trách công việc đòi hỏi kỹ năng/ kiến thức thị trường lao động
  • Thành quả cá nhân đóng góp vào thành quả của DN
  • Không ngừng cải tiến hiệu quả làm việc
  • Tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp

Các tiêu chí định lượng:

  • "Năng lực + thành tích" chính là cơ sở để xác định nhân viên giỏi trong doanh nghiệp.
  • Một điểm lưu ý không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải giữ tất cả những nhân viên giỏi sau khi được xác định mà là theo thứ tự ưu tiên.

Bí quyết 3: Doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi.

Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lại lâu dài với doanh nghiệp cần giảm yếu tố bất mãn bao gồm lương bổng và chế độ làm việc, yếu tố tạo nguồn, bao gồm thu hút và tuyển dụng…trong khi đây chỉ là “giảm bất mãn”chứ chưa chắc làm “hài lòng”. Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lâu với mình, cần phải có 2 yếu tố khác nữa là:

- Yếu tố tạo nguồn: Thu hút và tuyển dụng

- Yếu tố động viên: Khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hoá doanh nghiệp

----------------------

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo khóa học: "Phòng chống lãng phí trong quản lý và điều hành doanh nghiệp" để giải quyết triệt để những khó khăn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp của bạn

Khóa học sẽ giúp bạn

  • Điểm mặt, chỉ tên được “Những lãng phí trong quản lý và điều hành doanh nghiệp”.
  • Nhận biết được một cách chính xác nhất “Đâu là nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi hiệu quả kinh doanh lại không tăng”.

đăng ký khóa hoc

Điểm mặt, chỉ tên được “Những lãng phí trong quản lý và điều hành doanh nghiệp”.

Nhận biết được một cách chính xác nhất “Đâu là nguyên nhân làm cho chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi hiệu quả kinh doanh lại không tăng”.

Liên hệ VNNP EDU