Back To Top

Banner top

Yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc

Làm chủ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng và vô cùng cân thiết đối với mỗi người, rèn luyện kỹ năng này giúp bạn tránh khỏi trạng thái mất bình tĩnh và đưa ra những quyết định chính xác trong các tình huống.

1. Cảm xúc của mỗi người

Cảm xúc được hình thành từ trạng thái cơ thể, từ ánh mắt đến cử chỉ của tay chân, của hành động đến suy nghĩ  bao gồm hình ảnh và từ ngữ của bản thân. Cảm xúc được vận hành theo cơ chế hai chiều, cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta.

Kỹ năng quản lý cảm xúc nghĩa là khả năng nhận diện, theo dõi và phân biệt chúng từ những tín hiệu của cơ thể. Làm chủ được cảm xúc giúp bạn cân nhắc và không mắc phải sai lầm trong công việc.

2. Cơ thể là nguồn gốc của cảm xúc

Đầu tiên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực. Khi vui vẻ, bạn sẽ có cảm giác tim đập rộn ràng, tinh thần phấn chấn, nhưng khi tức giận – tim bạn đập nhanh hơn, bức bối và khó chịu, khi đó, nếu bạn không tự điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ rất dễ hành động sai lầm.

Khi biết được cơ thể chính là nguồn gốc của sự tức giận, hãy tìm cho mình một giải pháp thích hợp để có thời gian rèn luyện và rút kinh nghiệm. Hãy tự trừng phạt mình bằng một số hành động để ghi nhớ chúng, đồng thời điều chỉnh ngay suy nghĩ của mình.

3. Suy nghĩ chi phối cảm xúc

Sau cơ thể, suy nghĩ chính là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ. Suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ. Chắc đã nhiều lần bạn đi dạo đâu đó và tự mỉm cười vui vẻ vì nghĩ đến một điều gì đó, hình ảnh tác động rất nhiều đến suy nghĩ và cảm xúc của con người. Vì vậy, thay vì tiêu cực, hãy nhìn người làm bạn cảm thấy buồn bằng con mắt nhân ái. Thật khó để nghĩ về người mình ghét bằng sự tốt đẹp của họ, nhưng hãy thử nghĩ về những điều tốt đẹp họ từng làm, những khoảnh khắc đáng ngưỡng mộ nơi họ. Chắc chắn, bạn sẽ có ánh mắt nhẹ dịu hơn về kẻ đáng ghét đó. 

4. Từ ngữ tác động không ít đến cảm xúc

Người nói chuyện nhiều nhất trong một ngày với bạn, không ai khác chính là bản thân bạn. Có lẽ bạn đang nghi ngờ về sự thật này, nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô ta nói chuyện chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa đến 5h để về nhỉ?”… đó là độc thoại.

Tư duy tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực, vì thế, bất cứ khi nào bạn nổi giận hãy “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, chuyện này quá nhỏ so với mình” chẳng hạn.

-------------------------------

Xem thêm Khóa học kỹ năng mềm cần thiết cho công việc

Liên hệ VNNP EDU