Back To Top

Banner top

Nhan dien tam ly nhan vien

Nhận diện và thấu hiểu nhân viên để xây dựng đội ngũ hiệu quả là một trong nhữngbí quyết để lãnh đạo DN, từ các cấp quản lý đội nhóm, trưởng phòng, đến các cấp cao hơn… có thể tạo ra một bức tranh hoạt động tối ưu từ những mảnh ghép nhân sự được xếp đúng vị trí.

Thống kê của Profiles International Việt Nam cho thấy có đến 25% nhân viên xuất sắc ở các Cty được “liệt” vào top nhân viên có tính cách cá biệt. Có tới 75% các nhà quản lý đều nói rằng họ chưa thể thấu hiểu được các nhân viên này. Số còn lại, chưa tới 1/3 các nhà quản lý có thể hiểu được vì sao các nhân viên xuất sắc lại là các nhân viên cá biệt. Như vậy, sự khó nắm bắt, khó thấu hiểu các nhân viên của mình sẽ không chỉ các lãnh đạo DN mất thời gian thay cho dành tâm sức vào quản lý chung, còn khiến hiệu suất công việc nói chung trong một doanh nghiệp bị giảm sút.

Một trong những vấn đề hàng đầu của các nhà quản lý nhân sự là phải quản lý công việc theo từng cá nhân. Mỗi nhân viên có một thế giới quan riêng, cá tính riêng và có những đòi hỏi khác nhau mà một nhà quản lý cần xử lý.

Có người thích được tự mình hoàn thành công việc. Có người cảm thấy thất vọng nếu không được nhà quản lý quan tâm. Có người lại thích tán dương. Song cũng có những người chỉ muốn người khác ngầm biểu lộ sự cám ơn.

Trong quản lý nhân sự, nguyên tắc hãy cư xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình là đơn giản. Với nguyên tắc này thì một cậu bé 4 tuổi có thể tặng  sinh nhật của mẹ cậu ta một chiếc xe hơi đồ chơi vì chính cậu rất thích món quà đó.

Những nhà quản lý giỏi cư xử với mỗi nhân viên tùy theo cách làm nhân viên đó thích trên cơ sở tìm hiểu từng nhân viên. Dĩ nhiên, mọi người đều phải tuân thủ những nguyên tắc cư xử chung nhưng đối với từng con người cụ thể thì ta phải vận dụng một cách linh hoạt. Nhưng từ đây ta phải đặt câu hỏi: làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu riêng của từng nhân viên?

Nhà quản lý tìm cách xác định các mục liêu cụ thể để có thể phát huy và hướng đến từng nhân viên. Họ giúp các nhân viên tìm hiểu khả nǎng của mình và cách hoàn thiện những khả nǎng đó. Họ gián tiếp ảnh hưởng vào từng cá nhân, nhưng cũng để cho mỗi người có thể tự do phát huy tài nǎng của mình.
Các nhà quản lý giỏi phải là trung tâm thu hút sự chú ý của các nhân viên. Họ phải xác định rằng đầu tư vào những người giỏi thì vừa là điều công bằng nhất, vừa là cách tốt nhất để học hỏi và là cách duy nhất dẫn đến thành công. Cũng cần hiểu là quan tâm đến những người giỏi là công bằng nhất vì công bằng là phải cư xử theo cách họ đáng được hưởng trên cơ sở những thành tựu mà họ đạt được.
Nhà quản lý giỏi cần nói ngay với nhân viên của mình nguyên nhân vì sao họ làm việc tốt. Hãy nói với họ rằng họ chính là một viên đá đặt nền tảng cho thành công chung của tập thể. Hãy nói cho các nhân viên giỏi biết rằng họ có sự đóng góp quan trọng như thế nào với công việc.
Nhà quản lý giỏi cũng cần biết thêm rằng khi quan tâm đến những người giỏi, họ có thể thu nhận được nhiều hiểu biết. Có thể tìm hiểu và học hỏi sự xuất sắc từ các công ty khác nhưng cách tốt nhất là hãy tìm hiểu sự xuất sắc ngay từ chính công ty của mình, những nhân viên giỏi của mình.

Khi đánh giá nhân viên giỏi, bạn cũng nên nhớ rằng có giới hạn ở sự trung bình nhưng cũng có những người có khả nǎng xuất sắc. Việc tập trung đầu tư cho những người giỏi có thể cho những kết quả rất tốt đẹp. Có thể phá vỡ những mức trần cho các nhân viên để có thể đạt được kết quả tốt hơn vì mức trần có thể sẽ là những cản ngại mà nhân viên không muốn vượt qua với điều kiện vạch ra một viễn cảnh tốt đẹp và cần có biện pháp cụ thể để mọi người không ngừng tiến lên phía trước.

Tuy nhiên, với những điểm yếu của nhân viên, các nhà quản lý cần phải biết quản lý làm sao để biến một nhược điểm tai hại thành vô hại. Những nguyên nhân trực tiếp gây ra những kết quả yếu kém của nhân viên là do cơ chế.

Ví như nhân viên này không được cung cấp những công cụ hay thông tin thích hợp, do bản thân nhân viên hay những rắc rối trong gia đình của họ. Nhà quản lý cần phải tìm hiểu các nguyên nhân này, sau đó cơ cấu lại công việc, phối hợp tốt hơn giữa các cá nhân và tập thể hoặc là cảm thông và kiên nhẫn hơn với nhân viên của mình. Tất nhiên cũng có thể sẽ có nhiều nguyên nhân khác cần tìm thấy.

Vậy, làm thế nào để có thể thấu hiểu nhân viên và đặt họ vào một đội ngũ làm việc hiệu quả?

Khóa học: Khóa học kỹ năng nhận diện và thấu hiểu nhân viên” sẽ giúp các Sếp có một đội ngũ nhân viên trung thành, gắn bó, đồng cam cộng khổ trên bước đường chinh phục sự thành công vho DN.

Đối tượng: Các cấp quản lý.

Hình thức tổ chức:

-   Tổ chức đại trà tại VNNP: Học viên đến đăng ký học theo lớp tại VNNP

-   Tổ chức lớp theo nhu cầu DN: Doanh nghiệp tổ chức lớp chuyên biệt để đào tạo tổng thể cho các cấp quản lý hoặc cho toàn thể nhân viên để nâng cao chất lượng giao tiếp tương tác công việc tốt nhất cho DN .

Số lượng buổi học: 1 buổi

Phương pháp giảng dạy: Trải nghiệm thực tế các công cụ nhận diện và thấu hiểu

Mục đích khóa học:

-   Giúp nhà quản lý đón đầu được tính cách tích cực và tiêu cực, điểm mạnh và điểm yếu trong làm việc… để giao việc và có giải pháp quản lý mag đến chất lượng làm việc và trách nhiệm cao nhất. Đảm bảo việc đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật  đúng người, đúng việc.

-   Giúp nhà quản lý gần gũi, thân thiện hơn, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời cho cấp dưới với sự đồng cảm chân thành nhằm giữ chân nhân viên và đạt được mục tiêu hiệu quả công việc cao nhất.

-   Giúp nhân viên có niềm tin, sự yên tâm để gắn bó và quyết tâm phát triển DN cùng các Sếp.

Hiệu quả sau khóa học:

-   Tạo dựng văn hóa làm việc giữa các cấp quản lý và nhân viên được công bằng, hợp lý, hiệu quả.

Liên hệ VNNP EDU