Back To Top

Banner top

ky-nang-noi-loi-khen

Khi bạn làm tốt một việc gì đó bạn luôn chờ đợi 1 lời khen chân thành, ấm áp. Tuy nhiên có nhiều khi đặt vào những hoàn cảnh khách nhau, những trạng thái khác mà những lời khen đó lại có những ý nghĩa, sắc thái khác nhau.

1. Sử dụng lời khen không rủi ro

Khi muốn khen ngợi ai đó đặc biệt là những người có chức vị nhưng bạn luôn sợ rằng họ nghĩ lời khen của bạn là giả tạo, tâng bốc, nịnh nọt. Kể cả bạn chân thành đến thế nào, khen ngợi trước mặt họ cũng là điều nên giảm thiểu. Và cách tốt nhất là bạn hãy chuyển những lời khen của mình đến một người trung gian và tất nhiên khi nó đến được với người nhận thì còn gì tuyệt hơn. Thay vì nói trực tiếp với người chúng ta muốn khen, bạn hãy nói lời khen đó với người thân thiết của họ. Hãy nên nhớ lời khen khi được nghe lại bao giờ cũng thú vị hơn nhiều khi bạn nghe trực tiếp.

2. Lời khen do “buột miệng nói ra”

Một trong những cách để đề cao cái tôi của người khác đó là đừng đưa ra một lời khen rõ ràng. Bạn chỉ cần nói bóng gió điều gì đó tốt đẹp về người đối thoại. Ví dụ bạn có thể ngầm khen với những câu kiểu như: “Chào em, em thế nào? … Hiển nhiên là em đẹp từ lâu rồi”, “Em có phải là người mẫu không?”… Nhưng đôi khi có thể bạn sẽ buột miệng kèm theo trong những câu khen là lời hơi “vô duyên” như: Tròn trịa như em mới nhiều người thích! Thì chắc chắn trong trường hợp này lời khen của bạn không hề được chào đón hay công nhận 1 tý nào cả.

3. Lời khen kín đáo

Hãy thử áp dụng lời khen kín đáo và bạn sẽ thấy được nụ cười nở trên khuôn mặt của người nhận. Hãy thử nói với đồng nghiệp rằng: “Do anh am hiểu luật pháp nên anh mới phát hiện sai xót trong hợp đồng này, chứ ngu ngốc như tôi thì chỉ biết đặt bút ký”. Khen ngợi kín đáo là bạn luôn biết cách so sánh để làm nổi bật đối phương lên nhưng so sánh phải tế nhị. Chắc chắn với những lời khen kiểu này bạn luôn chiếm được cảm tình mà không bị lố.

4. Ấn tượng của “lời khen chết người”

Khi giao tiếp đừng quên quan sát chính là yếu tố làm nên hiệu quả của cuộc giao tiếp đó. Bạn hãy quan sát đối phương để tìm được những điều đặc biệt ở họ và dựa vào đó để có lời khen “chết người”: Bạn có nụ cười rất đẹp! Cô có đôi mắt biết cười đấy…. Đó chính là cách để bạn tạo điểm nhấn ấn tượng với họ.

5. Lời khích lệ nho nhỏ

Nếu như lời khen chết người dành cho người lạ thì những lời khích lệ nho nhỏ bạn để dành tặng những người thân yêu. Đó là những lời khen nhỏ trong cuộc trò chuyện hàng ngày với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… “Làm việc tốt lắm”, “Hay lắm”, “Không tệ chút nào”, “Hoan hô”, “Được đấy”, “Các con dọn phòng sạch ghê”, “Em nấu ăn tuyệt nhất đó”,… Lời khích lệ nho nho thật sự là nhỏ, nhưng đối với phụ nữ, chúng có ý nghĩa rất lớn.

6. Lời khen ngợi đúng lúc

Khi ai đó vừa hoàn thành 1 công việc nào đó nhanh chóng đừng quên khen họ hoặc lo lắng họ nghi ngờ lời khen của bạn. Bởi lúc đó lời khen của bạn cũng với cảm giác chiến thắng đang chiếm lĩnh sẽ khiến họ không để tâm đến đâu.

Liên hệ VNNP EDU