Back To Top

Banner top

huan luyen nhan vienViệc đào tạo cho nhân viên mới ảnh hưởng đến quyết định ở lại hay ra đi của nhân viên mới. Đây là thời gian họ làm quen với môi trường làm việc của công ty. Các nhà quản lý không chú trọng đến đào tạo cho nhân viên mới sẽ khiến họ dễ dàng rời bỏ và chịu tổn thất về thời gian, chi phí tìm người khác.

Vậy cần chú ý điều gì khi đào tạo nhân viên mới.

Chú trọng việc giới thiệu nhân viên mới

Không phải khi có nhân viên mới người quản lý chỉ cần giới thiệu tên tuổi của họ với nhân viên khác là xong. Người quản lý cần tạo cuộc nói chuyện thoải mái giữa các nhân viên, có thể mời nhân viên đi ăn bữa ăn thân mật hoặc thông báo trên bảng tin của công ty. Quan trọng là tạo cho người mới cảm giác được công ty coi trọng, không khí hòa đồng giữa các nhân viên, tránh cảm giác phải rụt rè, lo sợ nhân viên cũ.

Xây dựng lộ trình làm việc cụ thể rõ ràng.

Người mới vào họ cần thời gian tìm hiểu về công ty, phòng ban, sản phẩm….Công ty nên xây dựng quy trình đào tạo cụ thể. Ví dụ ngày đầu cần làm gì, ngày thứ hai làm gì… và sau bao nhiêu ngày thì kết quả đạt được những gì. Có như vậy, nhân viên mới sẽ biết cụ thể phải làm gì. Có những quản lý, khi nhân viên mới vào chỉ nói một câu tự vào website tìm hiểu sản phẩm, công ty; có khó khăn gì thì hỏi quản lý. Làm như vậy sẽ đẩy nhân viên mới vào tình huống khó xử. Nếu hỏi quản lý thì sẽ bị coi là không có năng lực, không hỏi thì không biết làm gì. Nhân viên suốt ngày ngồi một chỗ, không có sự quan tâm từ đồng nghiệp, quản lý sẽ dễ chán nản và rơi vào cảm giác bị bỏ rơi.

Đào tạo tổng quan về công ty cho nhân viên mới.

Sau thời gian giới thiệu nhân viên mới với các nhân viên khác, người quản lý nên dành thời gian giới thiệu tổng quan về công ty để họ nắm bắt được. Có doanh nghiệp dành 1 buổi để đào tạo nội quy, giờ giấc, chế độ,… và đào tạo về công việc phải làm. Hoặc nhà quản lý có thể đưa hồ sơ có sẵn giới thiệu về công ty để họ nắm được.

Chú ý cảm nhận của nhân viên mới

Sai lầm thường mắc phải của nhà quản lý là quá coi trọng việc đào tạo nhân viên mới họ phải làm những việc gì, chú ý quy tắc gì, trách nhiệm của họ ra sao mà bỏ qua cảm nhận của nhân viên sau những ngày làm việc tại công ty thế nào? Nếu bạn quá khắt khe sẽ dễ dẫn đến việc họ từ bỏ. Người quản lý cần trao đổi, tâm sự xem họ có khó khăn gì trong ngày đầu không và tìm cách tháo gỡ để cho nhân viên có sự tâm huyết với công việc. Bạn có thể hỏi nhân viên có thấy bản thân thuộc một phần của công ty không? Có thấy thoải mái làm việc với mọi người cùng bộ phận không? Có thấy bản thân tiến bộ hơn trước không?

Đối với những người thế hệ 8x, 9x họ đặc biệt coi muốn công ty quan tâm cảm nhận của họ khi đi làm. Vì họ muốn được trao đổi thẳng thắn và minh bạch.

Người mới sẽ luôn cảm thấy bị lạc lõng tại môi trường làm việc mới, quản lý mới, đồng nghiệp mới. Nên khi có nhân viên mới vào người quản lý và nhân viên cũ nên tạo cho họ cảm giác được quan tâm, coi trọng, thoải mái để họ gắn bó và tâm huyết với công ty.

Liên hệ VNNP EDU