Back To Top

Banner top

Chuẩn bị hành trang cho công việc

Bạn đang là sinh viên và chuẩn bị ra trường nhưng chưa rõ mình phải làm gì? Bạn đang có công việc nhưng cảm thấy chán nản, càng đi làm càng cảm thấy công việc ấy không phù hợp và muốn chuyển sang công việc khác. Cho dù là bắt đầu công việc mới hay chuyển sang ngành khác thì bạn cũng phải chuẩn bị kỹ càng vì nếu không sẽ làm lãng phí thời gian một cách vô ích mà không đạt được gì.

Vậy bạn cần chuẩn bị gì để bắt đầu công việc mới?

Thứ nhất, cần xác định và tìm hiểu kỹ ngành nghề mình muốn theo đuổi.

Trước hết bạn phải tìm công việc phù hợp bản thân. Mỗi ngành nghề yêu cầu tính cách khác nhau. Đôi khi bạn thích công việc này nhưng chưa hẳn công việc đó là phù hợp với bạn. Việc phải làm một công việc hàng ngày thường xuyên với cường độ cao thay vì chỉ làm thỉnh thoảng như sở thích sẽ khiến bạn cảm thấy nó không hề hợp với mình. Nếu bạn yêu thích công việc đó nhưng năng lực lại không thì đó chưa phải là sự nghiệp lý tưởng. Có những người có suy nghĩ: “Cần cù bù thông minh” nhưng nó chỉ hữu ích với những vị trí thấp. Với những vị trí cao thì người chăm chỉ mà không có khả năng thì khó cạnh tranh với người vừa có khả năng lại vừa chăm chỉ. Ví dụ, bạn muốn trở thành doanh nhân nhưng lại không có năng lực lãnh đạo, bạn thích ngành thiết kế thời trang nhưng lại không có sự sáng tạo và khả năng vẽ tốt… Bạn cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình và thấy tính cách của bạn hợp với những ngành nào. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định bạn có thành công trong công việc mới hay không.

Thứ hai, trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc.

Nếu bạn chuyển sang nghề mới không phải chỉ có tích cách của bạn phù hợp là đủ. Muốn phát triển toàn diện theo ngành nào thì cần bổ sung kỹ năng cần thiết từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng mềm của công việc đó. Về kỹ năng giao tiếp và cách tổ chức thì công việc nào cũng cần. Mỗi nghề yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Ví dụ: làm nhân viên kinh doanh bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, biết tạo mối quan hệ….Làm nhà báo cần có khả năng phân tích tốt, viết lách tốt…

Thứ ba, chấp nhận bước đi từ vị trí thấp nhất để tích lũy kinh nghiệm

Cho dù bạn đã đi làm lâu năm nhưng với công việc hoàn toàn mới bạn chưa làm bao giờ, hoặc làm công việc liên quan thì bạn nên làm từ vị trí thấp để học tập thêm kinh nghiệm. Bạn có thể vừa học vừa làm, hoặc làm bán thời gian, hoặc thực tập… Thứ nhất bạn vừa học hỏi kinh nghiệm. Thứ hai bạn vừa có được cái nhìn rõ nét về công việc đó. Đối với những người đã đi làm lâu thì việc này có thể là khó khăn trong thời gian đầu, nhưng họ lại có lợi thế hơn những bạn sinh viên mới ra trường dựa vào kinh nghiệm và vốn sống qua những công việc trước. Khi đã có kinh nghiệm thì việc được làm công việc phù hợp với mức lương mong muốn sẽ không còn là chuyện khó khăn nữa.

Thứ tư, tiếp nhận tư vấn từ những người có nhiều kinh nghiệm

Bắt đầu công việc mới là chuyện quan trọng trong cuộc sống. Bạn nên tìm người có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho bạn trong giai đoạn quan trọng này. Có thể người này không có vị trí cao nhưng so với người tự mình tìm hiểu thì bạn sẽ thành công hơn nhiều nếu có người tư vấn cho.

Với mỗi người việc bắt đầu một công việc mới hay chuyển đổi công việc khác thì đều có tâm lý chung là mơ hồ, bỡ ngỡ và thậm chí cảm thấy hoang mang cho sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, bạn sẽ không còn gặp phải những trở lại tâm lý như trên nếu bạn đã nắm rõ được những bước cơ bản đã được nêu trên đây. Hi vọng các bạn sẽ tự tin vượt qua tất cả trở ngại để bước đầu đặt được nền móng cho sự phát triển vững bền trên con đường sự nghiệp của bản thân.

Liên hệ VNNP EDU