Back To Top
Trải qua 4 năm trên giảng đường là đến thời gian các bạn sinh viên chuẩn bị đi xin việc. Người thì xin được việc ngay, người thì rải không biết bao nhiêu hồ sơ nhưng vẫn chưa có việc. Thực trạng, số lượng sinh viên được đào tạo thất nghiệp cao khiến người ta hay nói là lễ tốt nghiệp là lễ thất nghiệp. Vậy các bạn sinh viên nên có chuẩn bị gì để mang theo người khi sắp bước vào trường đời.
Đối với mỗi ngành học khác nhau sẽ có công việc phù hợp khác nhau. Những ngành học chủ yếu là lý thuyết nhưng bạn có thể ứng dụng các nguyên lý đã học vào nhiều công việc khác nhau. Ví dụ, bạn học kinh tế có thể làm nghiên cứu kinh tế hoặc kinh doanh, quản lý….Còn đối với những ngành có tính ứng dụng cao như thiết kế đồ họa hoặc kiến trúc thì phù hợp nhất là làm đúng với ngành học để tối đa hóa những gì đã học. Nếu bạn chưa rõ ngành học của mình làm những gì bạn có thể tìm hiểu qua tin tuyển dụng nhân sự tại các công việc bạn muốn làm. Từ đó sẽ thấy được điều điều kiện để trở thành ứng viên tiềm năng là gì.
Khi tuyển nhân viên nhà tuyển dụng có thể sẽ yêu cầu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mềm nhưng các bạn không nên bỏ qua kiến thức cơ bản trong trường học. Bạn nên tích lũy kiến thức quan trọng để có nền tảng tốt, áp dụng cho công việc chuyên môn khi đi làm thực tế.
Khi đã có được kiến thức cơ bản bạn nên chuẩn bị thêm kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, ngoại ngữ, tin học văn phòng….Thực tế học đại học nhàn hơn học ở THPT khá nhiều. Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh để rèn luyện thêm kỹ năng hoặc tìm cơ hội thực tập để lấy thêm kinh nghiệm. Vì vậy, khả năng thất nghiệp khi ra trường giảm đi rất nhiều. Bạn nên biến môi trường doanh nghiệp trở thành trường học thứ hai của mình để áp dụng kiến thức mình học được tại công việc liên quan, nắm rõ được lý thuyết mình học trên trương nó trừu tượng như vậy nhưng thực tế nó là gì
Ngoài kỹ năng và kiến thức bạn đã chuẩn bị trước đó. Việc chuẩn bị hồ sơ xin việc tốt và cuộc phỏng vấn cũng không thể thiếu. Bạn phải viết hồ sơ làm sao để nhà tuyển dụng không bỏ vào thùng rác, cũng như cách gửi mail cho nhà tuyển dụng, bản CV cần gây ấn tượng thể hiện rõ bạn phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng cần.
Bước cuối cùng là chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Bạn có được nhận hay không là quyết định ở bước này. Bạn có thể chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn, trang phục, tìm hiểu công ty...Các bạn sinh viên nên tìm hiểu kỹ câu hỏi thường gặp để tránh bị đánh lừa. Tốt nhất là luyện tập phỏng vấn với người khác trước và nhờ người có kinh nghiệm đánh giá để sửa lỗi mắc phải. Hãy làm sao thể hiện sự tự tin, năng lực của bản thân trong gặp gỡ nhà tuyển dụng và viết thư cảm ơn họ khi kết thúc.