Back To Top

Banner top

loi thuong gap khien ung vien mat thien cam voi nha tuyen dungCó rất nhiều ứng viên khi đi xin việc ở các công ty hay ngay tại chính VNNP thôi rất hay gặp một số lỗi khiến mà khiến mình bị mất thiện cảm với nhà tuyển dụng, dẫn đến mất đi cơ hội vào làm việc tại công ty đó. Sau đây là mốt số lỗi thường gặp đó:

1. Email xin việc quá dài

Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 5 – 10p để lướt qua email của một ứng viên để quyết định có đọc tiếp hay không. Tuy nhiên, nếu bạn gửi đoạn text kèm file quá nhiều chữ  và được trình bày một cách dài dòng thì họ có thể bỏ qua hồ sơ ấy.

Lưu ý, bạn không nên gửi một email với nội dung quá ngắn kiểu như: "Đây là hồ sơ của tôi". Cách viết này thể hiện một sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính cầu thị và tôn trọng tối thiểu của bạn dành cho họ. Nhưng bạn cũng không nên sa vào kể lể về bản thân, chi tiết quá mức những việc đã làm. Bởi file đính kèm đã thay bạn làm điều đó.

Bạn có thể tham khảo cách viết đơn như sau:

- Tiêu đề email, bạn chỉ cần điền đơn giản và ngắn gọn ví dụ như: “Hồ sơ ứng tuyển vị trí thực tập nhân sự”.

- Nội dung email: bạn nên có câu chào hỏi nhà tuyển dụng và giới thiệu ngắn khoảng 2, 3 dòng về bản thân và nêu lý do gửi email này: "Xin chào nhà tuyển dụng, tôi tên là.... Được biết, quý công ty/cơ quan đang có nhu cầu tuyển dụng ở vị trí thực tập nhân sự cho nên tôi gửi hồ sơ/CV/ sơ yếu lý lịch…”.

- Cuối email: “mong nhận được hồi âm sớm của quý công ty/cơ quan. Trân trọng cảm ơn!".

2. Bạn không làm theo hướng dẫn

Bất cứ ai khi muốn nộp hồ sơ xin ứng tuyển vào một vị trí nào đó họ đều phải tìm hiểu những yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa cho vị trí đó như: bản mô tả công việc, trình độ, kỹ năng, bằng cấp…. Tiếp đó là các thủ tục giấy tờ, hồ sơ liên quan qua email hoặc nộp hồ sơ trực tiếp. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp hồ sơ qua email thay vì gửi CV, hồ sơ qua file đính kèm thì bạn phải làm theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn làm sai yêu cầu này cũng là một căn cứ để công ty cần tuyển dụng nhân viên đánh giá việc bạn thực hiện theo hướng dẫn như thế nào.

3. Không nêu rõ vị trí ứng tuyển

Bạn có thể có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực nhưng khi ứng tuyển không xác định rõ vị trí mà bản thân nộp vào sẽ thể hiện sự không chuyên nghiệp. Bất cứ thông báo tuyển dụng nào cũng yêu cầu rõ ràng về vị trí cần tuyển, mô tả công việc của vị trí đó và những yêu cầu đối với ứng viên khi nộp vào vị trí đó.

Nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn tìm một người hướng được bản thân vào công việc, bộ phận cụ thể. Đó là những người xác định được chính xác thế mạnh, mục tiêu và kỹ năng cụ thể của bản thân. Do đó bạn nên chọn lọc lại những kinh nghiệm bạn cho rằng có liên quan ít nhiều đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

4. Sai lỗi chính tả và ngữ pháp

Trước khi gửi hồ sơ, bạn nên rà soát lại một lượt để kiểm tra xem có sai lỗi chính tả hay lỗi đánh máy nào không. Việc sai chính tả hoặc mắc lỗi ngữ pháp tưởng nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bạn bị loại ngay từ vòng hồ sơ. Chính tả và ngữ pháp chính là điều các nhà tuyển dụng dùng để đánh giá sự cẩn thận và tỉ mỉ của ứng viên và nó cũng giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên tốt hay xấu với bộ phận tuyển dụng.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bạn phải đảm bảo các giấy tờ trong túi hồ sơ được xếp gọn gàng, ngay ngắn, sạch đẹp và không bị nhàu nát. Nội dung chữ viết rõ ràng, không bị nhòe sẽ gây ấn tượng thiện cảm ban đầu với người nhận.

5. Thiếu tinh tế trong cách viết hồ sơ

Khi nộp hồ sơ xin việc, có không ít ứng viên liệt kê quá nhiều công việc và trách nhiệm phải làm mà lại quên liệt kê những thành tích cá nhân, những lợi ích mà bạn mang về cho công ty trước đây để nhà tuyển dụng đánh giá và cân nhăc. Bởi bất cứ ai làm việc cũng phải có trách nhiệm với một phần việc. Vì vậy, hãy kể thêm một chút về các thành tích bạn đã đạt được để cho thấy tiềm năng của bạn, tuy nhiên bạn cũng không nên kể quá nhiều vì họ nghĩ bạn là một người thích khoe khoang.

Chúc các bạn sẽ sớm có được công việc mà mình ưng ý!

Liên hệ VNNP EDU