Back To Top

Banner top

me man truoc nhan sac nu thac si luat tuoi 9xKhi mới đi làm sinh viên thường mắc nhiều sai lầm dẫn đến bị hiểu lầm, nghỉ việc... Hãy bỏ túi cho mình những ghi nhớ sau để thuận lợi hơn khi mới đi làm nhé!

1. Muốn sếp ghi nhận ý tưởng

Điểm chung của những tân sinh viên khi mới đi làm là đều “hừng hực” khí thế. Nhưng đã bao giờ bạn đã rất cố gắng chăm chỉ làm việc, nhưng sau đó khi đưa sếp duyệt, thì lại bị sếp chê te tua? Lúc này, phản ứng thông thường nhất là bạn sẽ gào lên cãi tay đôi với sếp ngay tại chỗ.

Thường những người này có tâm lý đã bỏ ra nhiều tâm huyết, công sức nhưng lại bị sếp chê. Như vậy không có chút động lực nào để làm việc thêm. Bạn hãy nhớ sếp là người có quá nhiều kinh nghiệm nên cách nhìn nhận vấn đề sẽ khác mình. Hãy ý thức học hỏi, lắng nghe và hỏi sếp lý do để từ đó bản thân mình có được những bài học cụ thể. Tất cả đều được đánh giá dựa trên kết quả công việc và thái độ, kỹ năng tương tác của bạn nên cần phải nỗ lực thay đổi nhiều hơn nữa.

2. Đưa giải pháp, đừng đưa ra vấn đề

Khi có vấn đề trong công việc điều đầu tiên các bạn hay có thói quen đó chính là phàn nàn, giải thích, đưa ra vấn đề... Nhưng đó là điều tối kỵ mà các sếp không muốn nghe. Họ trả tiền cho bạn làm việc không phải để nghe bạn đổ lỗi. Tìm ra vấn đề là điều tương đối dễ, cái khó là tìm ra cách giải quyết nó. Không thể đem tâm lý của thời đi học vào trong công việc, bài khó đã có bạn bè, điểm thấp lần này sẽ có lần sau gỡ… Bạn phải cố gắng xoay xở linh hoạt nhất có thể để tìm một hướng đi, dù nhiều khi nó chưa xử lý được toàn bộ bài toán. Cuối cùng hãy đưa ra phương án giải quyết vấn đề, các đề xuất thậm chí các khúc mắc đang gặp khó cần hỗ trợ.

How to Talk to a High Functioning Alcoholic 800x532

3. Xác định đó là công việc của mình

Giả sử bạn đã vượt qua giai đoạn duyệt ý tưởng. Giờ đây ý tưởng của bạn đã được duyệt để thực thi và thật sự mang lại kết quả, vậy mà sếp chẳng có lời nào khen ngợi cả. Bạn cảm thấy tủi thân? Nhưng cần lưu ý đó là công việc của bạn, là túi tiền lương của bạn chứ sếp không có nghĩa vụ phải khen phải chăm lo cho bạn.Vả lại, trước khi vào công ty, lúc phỏng vấn, bạn đã hứa gì nhỉ? Em sẽ hết mình vì công ty, em luôn cầu tiến và làm việc chăm chỉ v..v..

Cách thể hiện duy nhất với sếp đó là hãy chứng minh năng lực, sự chăm chỉ của mình và bạn sẽ được công nhận.

4. Hãy có tầm nhìn với các lợi ích lâu dài

Hầu hết khi khoảng năm 3, năm 4 hoặc mới ra trường, sẽ có hai loại công việc:

- Lương cao, nhưng không giúp bạn tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp, đồng nghĩa với việc các nấc thang sự nghiệp là không rõ ràng hoặc không có luôn. Nghĩa là 1-3 năm sau, khả năng bao quát việc, kỹ năng nghề nghiệp, và dĩ nhiên là lương của bạn vẫn y như vậy.

- Lương đa dạng, thấp có, cao có, không lương trong thời gian đầu cũng có. Tuy nhiên, các bước tiến sự nghiệp rõ ràng, và chỉ rõ cho bạn việc phải tích lũy thêm điều gì để tiến tới nấc thang tiếp theo là gì.

Khi mới bắt đầu hầu hết sinh viên hãy có tâm lý muốn lương cao để hơn bạn bè, mức lương cao để trang trải cuộc sống. Nhưng cao ở thời điểm hiện tại nhưng lại thấp về tương lai. Hãy chọn những công việc đem lại cho bạn một sự bền bỉ lâu dài trong tương lai.

Chúc bạn thành công!

Liên hệ VNNP EDU