Back To Top

Banner top

Chuyện thực tậpChuyện thực tập của sinh viên

Sau 4 năm ngồi ghế đại học, thực tập chính là khoảng thời gian quan trọng để sinh viên học hỏi, tìm hiểu thực tế với công việc chuyên ngành của mình. Thế nhưng liệu sinh viên đã coi trọng đi thực tập chưa? 

Với sinh viên, thực tập là cách nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết được học. Tuy vậy, hiện nay có một số trường đại học, cơ quan tiếp nhận sinh viên thực tập vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là sinh viên chưa coi trọng vai trò của quá trình thực tập.

 

 

 

1. Sợ thực tập không làm được việc:

Chuyên ngành đầu tiên mà theo “lệ làng” đối với các sinh viên đi thực tập chính là pha trà, rót nước hay photocoppy. Mặt khác, các bậc “tiền bối” cho rằng sinh viên thực tập chẳng làm được gì hoặc không giao cho họ những công việc phù hợp với khả năng chuyên môn của sinh viên khi được học trên ghế giảng đường. Điều đó gây cho sinh viên tính trì trệ, thụ động, đồng thời không giúp sinh viên đạt được mục tiêu lớn nhất khi đi thực tập đó là vận dụng những lý thuyết học được áp dụng vào thực tiễn.

2. Thực tập như đi chơi

Hiện nay, việc thực tập thật sự chỉ mang một ý nghĩa về hình thức. Sinh viên đến cho có mặt, còn sau đó làm gì hay đi đâu thì tùy. Đối với những sinh viên thụ động thì nghe được những lời như thế chắc hẳn sẽ vui mừng và sung sướng. Thế nhưng, còn có rất nhiều những sinh viên mong muốn được học hỏi, được trải nghiệm những công việc mà sau khi ra trường sẽ phải làm chứ không phải là ngồi một chỗ rồi chờ những lời hứa suông hay sự hờ hững từ phía các đơn vị thực tập.

3. Thực tập cũng phải quen biết

Tư tưởng của hầu hết các sinh viên khi chuẩn bị xin đi thực tập đều là sự quen biết. Khi quen biết sẽ được nâng đỡ, không bị sai vặt và đặc biệt có kết quả nhận xét tốt. Điều này đã gây nên tâm lý trị trệ, ỷ lại của hầu hết các sinh viên có người quen. Còn đối với các sinh viên không có sự quen biết thì luôn trong tư tưởng vừa thực tập vừa lo do không quen biết gì.

4. Báo cáo chỉ là… “báo láo”

Kết thúc kỳ thực tập, sinh viên chỉ cần lên mạng và cop các báo cáo thực tập về, thay tên vào là đã có một báo cáo hoàn chỉnh dày đến cả chục trang. Thực tế là vậy, nhà trường cũng không phải hoàn toàn không biết, sinh viên thì quá rõ. Đa số mọi người cho rằng phía đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập coi nhẹ khả năng của sinh viên, không dám cho sinh viên thử sức với công việc để sinh viên có thể rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Còn sinh viên, không dám lên tiếng phản hồi với đơn vị thực tập, sợ làm mất lòng đơn vị nơi mình thực tập.

Thực tập là khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với sinh viên nhưng các cơ quan nhận sinh viên thực tập cũng như sinh viên thực tập đều không thực hiện đúng với vai trò của mình. Câu hỏi đặt ra: Liệu chất lượng đào tạo sẽ ra sao nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra?

Liên hệ VNNP EDU