Back To Top

Banner top

nhung-ky-nang-cho-nguoi-moi-di-lamCó nhiều người nghĩ đi làm chỉ cần áp dụng kiến thức được học và làm tốt công việc chuyên môn của bản thân mình. Nhưng đi làm cần bạn có các kỹ năng khác để đáp ứng được công việc chứ không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn. Vậy khi mới đi làm làm cần có những kỹ năng gì?

 

1.Tác phong công nghiệp

Trong ngày đầu tiên đi làm bạn là nhân viên mới nên có thể sẽ được chú ý nhiều hơn so với các nhân viên khác. Do đó, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý đó chính là nội quy làm việc. Cần phải tuân theo và chấp hành một cách chuẩn chỉnh để mọi người thấy bạn là nhân viên có ý thức, tác phong công nghiệp. Đừng thấy các nhân viên cũ đi muộn 5,10 phút không bị sếp nhắc nhở thì bạn có quyền đi làm muộn như họ. Bởi đơn giản bạn là nhân viên mới nên cần chú ý hơn tới các quy định về giờ giấc. Tác phong công nghiệp được thể hiện rõ nhất ở việc đúng hẹn, vì vậy, việc bạn đến công ty đúng giờ, giao nộp công việc đúng thời hạn sẽ tạo được lòng tin ở nơi người khác. Điều đó thật sự tốt cho công việc của bạn.

2. Nhiệt tình với công việc

Những ngày đầu đi làm bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc làm quen với môi trường làm việc, các đồng nghiệp và công việc. Hoặc bạn cũng có thể rơi vào trường hợp mọi người vẫn chưa thực sự tin tưởng vào năng lực của bạn nên có thể giao cho bạn những công việc nhẹ, đơn giản chưa đúng với chuyên môn. Đừng vội nản chí và nghĩ rằng bản thân bạn không được coi trọng. Bạn được tuyển dụng vào công ty để đảm đương công việc nhưng bạn hãy chứng minh năng lực của mình trên thực tế công việc chứ không phải là tấm bằng bạn có. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Làm tốt mọi công việc được giao rồi sẽ có lúc mình được hưởng xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Nghĩ như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc, nhiệt tình hơn trong mọi việc và dĩ nhiên chất lượng công việc sẽ đạt kết quả cao. Và khi công việc đạt kết quả cao, thì lòng tin của mọi người với bạn sẽ tăng, công việc sắp tới bạn làm sẽ quan trọng hơn và tiến gần hơn với công việc bạn mong muốn.

3. Đừng cho mình là siêu sao

Ở ngày đầu đi làm bạn sẽ được hướng dẫn để làm quen với công việc. Việc đầu tiên hãy chú ý đến cách hướng dẫn vận hành công việc, ghi chép lại những điều bạn cần chú ý. Với những công việc mà bạn đã biết làm hoặc có những cách làm hiệu quả hơn so với các công ty đang vận hành thì cũng đừng ngay lập tức phản bác mà hãy lắng nghe xem họ hướng dẫn như thế nào.  Vì cách làm trước mắt đã là được đúc kết và tổng hợp từ nhiều thế hệ nhân viên đi trước ta, và thứ hai nữa là nó mang tính ổn định và chắc chắn đúng. Cho đến khi nào bạn vững vàng, có khả năng tự kiểm tra kết quả theo cách làm cũ thì khi đó hãy sử dụng và đề xuất cách làm mới. Cho đến lúc đó, cách làm của bạn vẫn được coi là mới mẻ và hiểu quả mà phải không?

4. Cách xưng hô với mọi người

Bạn vừa mới ra trường thì đồng nghĩa là trong công ty bạn không chỉ nhỏ về tuổi đời mà còn nhỏ về tuổi nghề và kinh nghiệm với tất cả mọi người. Do đó, trong việc xưng hô cần chú ý đi kèm với các câu nói cần có các từ “vâng, dạ, vâng ạ” để biểu thị tinh thần lắng nghe học hỏi, sự chú tâm và cầu tiến với tất cả mọi người. Không chỉ với những người hơn tuổi chúng ta mà ngay cả với những người chỉ hơn ta vài tháng làm việc, cũng không nên có thái độ xuồng xã. Hãy nhã nhặn và biết lắng nghe trong các mối quan hệ để nhận được sự thiện cảm bạn nhé!

5. Đừng vội quan tâm đến lương

Đi làm mà không quan tâm đến lương thì có vẻ là quá mâu thuẫn? Chính xác bạn đi làm cần phải có lương nhưng đó là khi bạn đã vững nghề. Còn bây giờ mới ra trường thì điều bạn cần quan tâm có nhiều hơn thế chứ không phải là vấn đề lương.  Tốt nhất là hãy hăng say làm việc, còn tiền lương hãy để thời gian và năng lực của bạn trả lời cho bạn Lúc này, lòng tin, khả năng làm việc quan trọng hơn nhiều đến tiền lương, và các sếp cũng nhìn vào những thứ đó để trả lương cho bạn chứ không phải là nhìn vào cái tấm bằng của bạn. Tiền lương quả thật rất quan trọng, nhưng nghĩ và yêu cầu nó vào lúc nào cho hợp lý còn quan trọng hơn.

Liên hệ VNNP EDU