Back To Top

Banner top

phong vanMột trong những chìa khóa quan trọng để tuyển dụng và giữ chân nhân viên chính là quá trình phỏng vấn. Để cải thiện kỹ năng phỏng vấn và nâng cao tỷ lệ tuyển dụng thành công, những nhà quản lý cần lên kế hoạch chi tiết ngay từ khâu tìm kiếm ứng viên đến quá trình tuyển chọn. Quá trình này trải qua nhiều khâu khác nhau và bạn cần hiểu rõ từng khâu để có thể có được một buổi phỏng vấn chất lượng nhất.

Dưới đây, VNNP sẽ giới thiệu đến các bạn từng khâu chi tiết trong quá trình chuẩn bị này.

1. Mục đích của buổi phỏng vấn

Đầu tiên, nhà tuyển dụng cần xác định mục đích của buổi phỏng vấn là gì. Thông qua buổi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng có thể:

- Đánh giá những kỹ năng làm việc cần thiết

- Đánh giá những kỹ năng khác có liên quan

- Sử dụng buổi phỏng vấn như một công cụ phát triển mối quan hệ công chúng

2. Trước khi phỏng vấn

Tham gia các khóa học đào tạo: Phỏng vấn là kỹ năng có thể học hỏi được. Cách hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là tham gia các khóa học đào tạo chuyên nghiệp. Mặc dù phương án này tiêu tốn của bạn một số kinh phí nhưng chắc chắn bạn có thể được lợi rất nhiều từ khoản đầu tư hợp lý này.
Xây dựng quy trình và hình thức phỏng vấn tiêu chuẩn: Những nhà quản lý không thường xuyên luyện tập cách phỏng vấn sẽ có phong cách phỏng vấn mỗi lần mỗi khác. Họ không dành thời gian suy nghĩ cách rèn luyện thành những nhà phỏng vấn chuyên nghiệp hơn. Do vậy, để giúp thực hiện mọi việc dễ dàng hơn, họ cần phát triển những quy trình tiêu chuẩn để sử dụng cho mỗi lần phỏng vấn.
Chuẩn bị sẵn kịch bản phỏng vấn: Nếu bạn áp dụng kịch bản phỏng vấn một cách phù hợp, đó có thể là cách hiệu quả nhất để thu thập thông tin có ích từ buổi phỏng vấn. Nếu có sẵn kịch bản phỏng vấn dựa trên mô tả công việc, nhà tuyển dụng sẽ có thể thu thập được nhiều thông tin có ích hơn từ buổi phỏng vấn vì đó là những câu hỏi đòi hỏi mức độ thông tin nhận được ở mức cao hơn.

3. Trong khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng cần ghi nhớ một số kỹ năng phỏng vấn sau đây trong quá trình phỏng vấn:

- Chỉ hỏi những câu hỏi có liên quan

- Sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc rõ ràng

- Sử dụng thống nhất các câu hỏi đã chuẩn bị trước

- Sử dụng thang đánh giá tiêu chuẩn cho mỗi ứng viên

- Tránh các câu hỏi có tính phân biệt đối xử như về sắc tộc, giới tính, tôn giáo, tình trạng hôn nhân…

- Hỏi những câu hỏi mở

- Đưa ra những câu hỏi tình huống hoặc giả định

- Loại bỏ thời gian dành để nói chuyện phiếm

- Bỏ qua những dữ liệu về ứng viên không liên quan đến công việc thu thập được trước phỏng vấn

- Gọi lại hai đến ba ứng viên cho vòng phỏng vấn thứ hai

Người phỏng vấn cần thiết lập không khí thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho ứng viên, đồng thời nghiêm túc thảo luận về vị trí tuyển dụng.

- Xác định rõ các khía cạnh của vị trí tuyển dụng và mối liên hệ đối với tổ chức

- Xác định nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

- Mô tả rõ ràng yêu cầu công việc và không né tránh sự thật

Thu thập thông tin từ ứng viên:

- Sử dụng công cụ đánh giá như thang điểm hoặc ghi chép

- Khuyến khích ứng viên là người nói trong hầu hết thời gian phỏng vấn

- Hỏi những câu hỏi tương tự cho các ứng viên để có sự đánh giá nhất quán

4. Cuối buổi phỏng vấn

Đặt ra những câu hỏi phỏng vấn là hoàn toàn không đủ. Nhà tuyển dụng sẽ không thể thu thập được thông tin có ích nếu không thăm dò đúng cách. Nhà phỏng vấn cần để ứng viên có cơ hội bổ sung thông tin hoặc đưa ra các câu hỏi. Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng cần phác họa những bước tiếp theo như buổi phỏng vấn thứ hai và không quên kết thúc buổi phỏng vấn một cách tích cực để thúc đẩy quan hệ công chúng.

5. Sau buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng cần đưa ra thang điểm đánh giá, dữ liệu của từng ứng viên và nhận xét sơ khởi cũng như đề nghị của người tuyển dụng cho mỗi ứng viên. Ngoài ra, người tuyển dụng cũng cần cung cấp thông tin ngắn gọn về ứng viên, câu hỏi hoặc mối quan ngại về ứng viên cho bộ phận nhân sự.

Liên hệ VNNP EDU