Back To Top

Banner top

Công việc của nhân viên kinh doanhRất nhiều sinh viên khi ra trường chưa có việc làm đều chọn cho mình một công việc có tính thời vụ hoặc làm nhân viên bán hàng chờ đợi đến khi có việc. Nhưng với nghề nhân viên kinh doanh lại rất ít người chọn bởi ai cũng nghĩ kinh doanh sẽ liên quan đến doanh số và áp lực. Vậy  liệu công việc của một nhân viên kinh doanh có khó không? Hay là đơn giản nhỉ? Hãy cùng chúng tôi điểm lại những công việc của một nhân viên kinh doanh cần phải làm nhé!

1. Duy trì mối quan hệ kinh doanh

Tiếp tục duy trì những mối quan hệ kinh doanh đã có từ trước của công ty và thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới.

Để có những mối quan hệ bền lâu, bạn phải sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý đi công tác nhiều ngày và lập kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể.

2. Trình các kế hoạch lên trưởng phòng kinh doanh.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất nếu ý tưởng hoặc kế hoạch của mình không được chấp thuận.

3. Nắm rõ sản phẩm của công ty

Đã là nhân viên kinh doanh thì bạn cần nắm rõ về công năng, tác dụng cũng như ưu nhược điểm của sản phẩm không chỉ của công ty mình mà còn của công ty đối thủ cạnh tranh.

4. Nắm rõ các quy trình

Nắm rõ về quy trình tiếp xúc với khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ vào biểu mẫu của công ty. Bạn hãy nhớ rằng để đảm bảo không quên hoặc không có chứng cứ nếu có gì sai sót xảy ra, bạn hãy ghi lại thật cụ thể chứ đừng nhớ không. Chúng ta đã có biểu mẫu rồi mà, cứ thế mà áp dụng thôi.

5. Xử lý hợp đồng một cách nhanh chóng

Sau khi khách hàng đã đồng ý với thỏa thuận của bên công ty, bạn hãy lên đơn đặt hàng và nhanh chóng chuyển cho trưởng phòng xin ý kiến về các điều khoản. Lập thủ tục ký kết, lưu lại 2 bản. Một cho trưởng phòng kinh doanh giữ và một bản cho phòng kế toán giữ.

6. Đốc thúc tiến trình của hợp đồng

Khi hợp đồng đã diễn ra thành công, bạn cũng chính là người có nhiệm vụ phải thúc giục nhân viên giao hàng, bên xuất hóa đơn và kiểm tra hàng thật kỹ lưỡng trước khi giao. Bạn biết không chỉ cần một điều gì sơ suất xảy ra, bạn cũng có thể mất hết mối quan hệ đó trong ngày một, ngày hai.

7. Khách hàng không tự nhiên mà đến.

Để có những hợp đồng tiếp theo, bạn chính là người cần chăm sóc các hợp đồng và tìm kiến thêm các hợp đồng tiềm năng khác.

8. Bổ sung kiến thức

Liên tục bổ sung kiến thức công việc qua việc đọc sách báo về ngành kinh doanh để hiểu hơn về thị trường cũng như các biến động nào đó sắp tới có thể ảnh hưởng đến công ty và việc làm của mình.

9. Cố gắng chứng tỏ bản thân thật tốt

Một công ty kinh doanh tốt thì chẳng mấy chốc mà thị trường của họ phát triển. Bạn sẽ được nhận nhiệm vụ phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó. Hãy cố gắng làm thật tốt để chứng tỏ bản thân mình nhé.

Bên cạnh những công việc cần phải làm của một nhân viên kinh doanh, bạn nên trau dồi cho mình những kỹ năng như sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, nhiệt tình, nhạy bén trong công việc,… Đừng đánh giá công việc của một nhân viên kinh doanh là khó hay dễ. Điều quan trọng là bạn có thực sự đam mê với nó hay không mà thôi.

Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

----------------------------------

Ngoài ra để là một nhân viên kinh doanh giỏi bạn cần phải nắm rõ những kỹ thuật đàm phán có trong bí quyết kinh doanh hiệu quả như:

  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin trước khi tiến hành đàm phán
  • Hiểu điều bạn thật sự muốn trước khi tiến hành đàm phán
  • Cố gắng tìm ra tình huống để đôi bên cùng có lợi
  • Luôn luôn tôn trọng đối phương
  • Định hình những gì sẽ diễn ra tại buổi đàm phán

Và nếu bạn muốn tìm hiểu và cải thiện về kỹ năng đàm phán trong công việc thì đừng bỏ qua khóa học: "Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh"

Khóa học sẽ giúp bạn:

  • Hiểu các khái niệm về đàm phán
  • Xây dựng chiến lược đàm phán
  • Nâng cao kỹ năng đàm phán
  • Hiểu quy trình đàm phán

dang ky1

 

Liên hệ VNNP EDU