Back To Top

Banner top

thu cam on nha tuyen dungBạn là sinh viên sắp ra trường và chuẩn bị đi xin việc?
Bạn đã ra trường và đang đi xin việc?
Bạn đã đi làm nhưng đang chuẩn bị xin công việc khác?
Bạn mới bắt đầu làm công tác tuyển dụng?
Bạn đã làm công tác tuyển dụng lâu năm?
Dù bạn là ai hay ở vị trí gì thì đối với mỗi người khi đi xin việc ngoài yếu tố chuyên môn như: bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng…, thái độ cũng là yếu tố chiếm phần quan trọng không kém

 

 

 

Thực tế, có những trường hợp ra trường nộp hồ sơ xin việc khắp nơi những vẫn chưa tìm được việc và họ cho rằng đó là do bản thân thiếu may mắn hay do nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm – cái mà đối với sinh viên mới ra trường là điều chưa có. Tuy nhiên, dù có trong hoàn cảnh nào thì ở vị trí một ứng cử viên bạn cũng nên có những thái độ tích cực đối với nhà tuyển dụng đơn giản như viết một lá thư cảm ơn gửi tới họ sau khi bạn đã tham dự phỏng vấn hoặc đã nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng…Điều đó, ít nhiều cũng sẽ để lại điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc. Nhưng bạn cũng cần lưu ý những điểm sau để có Lá thư cảm ơn  Nhà tuyển dụng đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

1, Hãy luôn nhớ bố cục 3 phần rõ ràng của một bức thư: Mở đầu – Thân bài – Kết luận

Nếu ngay những lỗi sơ đẳng này mà bạn cũng bị vấp phải thì thật không may cho bạn rằng bức thư này đã thể hiện rõ yếu điểm của bạn và nó sẽ thật tồi tệ khi vì nó mà từ quyết định nhận bạn vào làm của nhà tuyển dụng bị chuyển thành quyết địh “từ chnối” bạn. Hoặc từ cách bạn để lại ấn tương tốt đẹp đã chuyển sang ấn tượng kém và cũng thật chớ chêu khi nhà tuyển dụng nghĩ rằng đó chính là căn cứ để họ quyết định không nhận bạn

2, Hãy học cách kiềm chế cảm xúc bản thân

Có thể vào một ngày đẹp trời nào đó bạn nghĩ rằng sau cuộc phỏng vấn này bạn sẽ chắc chắn được nhận vào làm tuy nhiên, thay vào đó bạn lại nhận được sự từ chối từ Nhà tuyển dụng. Lúc này hãy thật bình tĩnh và từ tốn gửi thư tới Nhà tuyển dụng để tìm hiểu xem lý do vì sao bạn không được nhận hay bạn đang gặp phải yếu điểm sai xót nào nhé? Vì qua đó, bạn vừa thể hiện được sự kiên nhẫn của bản thân đối với nhà tuyển dụng đồng thời bạn cũng sẽ biết được những điểm thiếu xót của mình để kịp thời sửa đổi tránh mắc sai lầm trong các lần phỏng vấn tiếp theo.

3, Hãy học cách ứng xử thông minh với cụm từ “kinh nghiệm”

Nếu bạn đã là người đi làm có kinh nghiệm thì cũng nên khiêm tốn khi thể hiện yếu tố kinh nghiệm trước nhà tuyển dụng, bạn nên biết lựa chọn những kỹ năng cần có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển thay vì quá “tô điểm” cho những kỹ năng không cần thiết mà trở nên phản tác dụng.

Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì hãy nhớ rằng đừng cố bịa ra các kỹ năng kinh nghiệm “ảo” để đánh lừa nhà tuyển dụng mà thay vào đó hãy trình bày kinh nghiệm sống của bản thân như: trong quá trình học có tham gia chương trình, câu lạc bộ hay từng làm thêm công việc gì không…và từ những chương trình, công việc đó đã tích lũy được những bài học, kinh nghiệm gì. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đó là những điều chân thành nên bạn cũng sẽ đạt được ấn tượng với nhà tuyển dụng – Hãy tự tin thử nhé!

4, Hãy luôn ứng xử văn minh trên mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội là công cụ phổ biến trong mọi lĩnh vực vì thế, tính lan truyền rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm nếu giả sử bức thư cảm ơn của bạn có những từ ngữ không hay hoặc thậm chí mang tính chất tiêu cực…nó sẽ nhanh chóng trở thành chủ đề “hot” để mọi người bàn tán, bình luận. Do đó, sẽ chẳng có lợi ích tích cực gì từ việc này khi mà bạn đang cố tìm kiếm cho bản thân những cơ hội việc làm tốt đẹp cả

Để có được cơ hội tốt, có được công việc tốt bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng chuyên môn tốt và nên có thái độ tốt.

Liên hệ VNNP EDU