Back To Top

Banner top

ky-nang-dam-phan-ban-can-chuan-bi

Để ký được một hợp đồng bạn cần đàm phán với đối tác. Để được mức lương như mong muốn bạn cần phải thương lượng với nhà tuyển dụng. Do đó, ở bất cứ trường hợp nào bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng đàm phán.

1. Thống nhất về các điều khoản và phạm vi của tranh chấp

Ngay từ khi bắt đầu cuộc đàm phán rất nhiều bên đã bắt đầu không khí căng thẳng bằng việc không đồng ý các điều khoản gây bất lợi cho họ. Tuy nhiên sự nóng vội này có thể khiến buổi đàm phán trở nên căng thẳng và không đạt được kết quả như mong muốn. Vậy cần:

  • Xác định điểm mà tất cả các bên đồng ý và không đồng ý
  • Các điểm đồng thuận chính trở nên rõ ràng và phạm vi của thỏa thuận có thể minh bạch hơn.
  • Khám phá lĩnh vực có thể thỏa thuận – tạo nên một trạng thái cân bằng hơn trước khi tất cả các bên tiến xa hơn.
  • Xác định phạm vi tranh chấp để kiểm soát tình hình

2. Đặt mình vào quan điểm của đối tác

Đừng chỉ biết nêu và bảo vệ quan điểm của mình mà cần có sự đồng cảm, nhìn nhận vấn đề từ phía quan điểm của đối tác. Điều này đem lại cho bạn nhiều thông tin hơn bạn tưởng dù bạn có thể đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến của họ. Bằng chính sự thông cảm và hiểu biết của mình, sau khi phân tích, đánh giá vấn đề bạn có thể tìm được sự tương đồng giữa quan điểm 2 bên để cùng đi tới thống nhất vấn đề.  

3. Hãy chân thành và chấp nhận sự thực một cách đúng đắn

Cuộc đàm phán không thể thành công nếu như bạn không tạo được sự tin cậy cho đối tác. Không bao giờ cố ý đưa ra một tuyên bố hoặc khẳng định sai, nhưng ngay cả điều đó là rất cần thiết. Trước khi đưa ra thông tin cho đối tác hãy kiểm tra thật kỹ độ chính xác. Bên cạnh đó, việc kiểm tra thông tin cũng giúp cho bạn hiểu rõ vấn đề hơn nên sẽ có lợi thế trong khi đàm phán.

5. Sử dụng sự im lặng tạo lợi thế cho bạn

Trong khi cuộc đàm phán đang diễn ra với không khí căng thẳng, hãy tạo khoảng không để không khí được giãn ra bằng cách im lặng. Lúc này bạn nên che giấu đi những cảm xúc của bản thân, sử dụng lời nói và hành động có chiến lược đúng thời điểm sẽ tăng hiệu quả hơn.  

6. Tìm một điểm công bằng mà các bên có thể đồng ý

Hãy chủ động đề xuất một vài điểm công bằng mà cả bạn và đối tác có thể chung quan điểm và đi đến thống nhất. Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cho việc đánh giá cuối cùng về giải pháp, bạn sẽ đóng khung các vấn đề, gia tăng sự kiểm soát lớn hơn trong quá trình đàm phán, tiêu chuẩn hóa để tạo lợi thế đàm phán, thiết lập các giai đoạn để giành chiến thắng.

Trên đây là 6 kỹ năng đàm phán hữu ích cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm chuyên mục "Tổng hợp kỹ năng mềm hiệu quả toàn diện"

Liên hệ VNNP EDU