Back To Top

Banner top

hoc cach ung xu khon ngoan hon noi cong so 4Khi bạn đi làm ở công ty hàng ngày bạn phải tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, khách hàng. Và mỗi người, mỗi tình huống lại cần bạn có những cách ứng xử khác nhau. Bạn hãy ghi nhớ các nguyên tắc sau nhé!

1. Học cách ứng xử với cấp trên

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Kể cả khi bạn không đồng quan điểm với sếp hãy khéo léo đề xuất nhé. Đừng nổi nóng nếu như bạn không muốn gây ấn tượng xấu với sếp. Một cách đề xuất và chứng minh khéo léo sẽ mang lại cho bạn sự hiệu quả hơn. Giao tiếp với sếp không có nghĩa là sợ, là luồn cúi nhưng cần phải có sự tôn trọng, nhanh nhạy và bình tĩnh.

Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

2. Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Hãy tôn trọng họ khi hợp kể cả hai bên có không đồng quan điểm. Khi bất đồng hãy thẳng thắn ngồi lắng nghe và cùng nhau phân tích mấu chốt vấn đề. Nếu bạn quá kiêu căng sẽ không tránh khỏi đồng nghiệp chán nản, không thích hợp tác. Nếu quá tự ti họ cũng không muốn làm việc với bạn.

Nếu không biết hãy học hỏi, tự tin thể hiện bản thân trên tinh thần thiện chiến thay vì đấu đá và thể hiện quá đà nhé.

photo 1542744173 8e7e53415bb0

 

3. Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cấp dưới chính là những người sẽ cùng bạn thực hiện công việc nên bạn cần tạo cho họ một động lực, nguồn năng lượng tích cực. Từ đó họ sẽ tìm thấy cảm hứng làm việc và đỡ áp lực hơn nhiều.

4. Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở”

Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng, không nên quá thụ động. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm nấy”. Bạn cần khẳng định được năng lực của bản thân mình thay vì chờ người khác khích lệ hoặc sai bảo. Sự chủ động mang lại cho bạn nhiều cơ hội từ cấp trên.

5. Tránh những đề nghị không phù hợp với chuyên môn

Một ngày bạn cũng chỉ có 8 giờ để làm việc tại công sở, vì thế bạn phải tận dụng tối ưu thời gian đó. Có nhiều khi sếp giao cho bạn những công việc không thuộc chuyên môn của bạn thì đừng ngại ngần từ chối một cách khéo léo. Bởi bạn không thể làm tốt công việc đó nếu không có chuyên môn. Nhận rồi không hoàn thành sẽ biến bạn thành người yếu kém trong mắt sếp.

6. Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở

Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc những lúc rảnh rỗi. Giờgiải lao chẳng ai có thể cấm bạn tán gẫu nhưng cũng không nên quá đà. Tán gẫu đủ mọi chuyện sẽ biến bạn thành người luôn chọc ngoáy vào việc của người khác và hình ảnh trở nên xấu xi đi khá nhiều.

photo 1523240795612 9a054b0db644

7. Khoe khoang tiền thưởng

Hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và công bằng với năng lực làm việc của mỗi nhân viên các công ty thường ít tiết lộ lương thực nhận và các khoản lợi nhuận khác. Đừng khoe khoang bởi vấn đề này khiến mọi người đánh giá bạn cũng như bạn vi phạm quy chế của công ty.

8. “Nói xấu” đồng nghiệp

Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp bạn nên thẳng thắn và tế nhị góp ý cùng họ. Đừng nói xấu hay chê bai bất cứ ai. Bạn đâu có thể đảm bảo bạn hoàn toàn bình tĩnh khi người khác nói xấu bạn nên hãy đặt địa vị mình vào người khác nhé!

9. Văn hóa sử dụng điện thoại

Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

Chúc bạn thành công!

Liên hệ VNNP EDU