Back To Top

Banner top

12Với những môi trường công sở khác nhau bắt buộc bạn sẽ phải có những cách ứng xử thực sự khéo léo. Vậy hãy ghi nhớ các điều sau nhé!

1. Học cách giao tiếp với mọi người

Bạn có thể chăm chỉ và rất giỏi chuyên môn nhưng điều đó chưa thể nói lên tất cả. Bạn còn cần kỹ năng làm giao tiếp với tất cả mọi người để chất lượng công việc đi lên. Dù làm việc một mình hay theo nhóm, bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng giao tiếp thông minh, nhạy bén thì kết quả công việc mới đạt hiệu quả cao. Chắc chắn với kỹ năng này bạn sẽ nhận được rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như được nhiều người giúp đỡ hơn.

2. Luôn thân thiện và lạc quan

Hãy dành cho tất cả mọi người một nụ cười đầu giờ sáng và không có thái độ khó chịu khi giải quyết công việc. Thậm chí khi không có ai đáp lại, bạn cũng không nên rụt rè, ngại ngùng hay thất vọng. Hãy bước đi với đầu ngẩng cao và nụ cười thân thiện trên môi. Đây là cách bạn tạo dựng mối quan hệ cũng như truyền năng lượng tích cực cho mọi người. Khi bạn tích cực bạn sẽ không cảm thấy áp lực để giải quyết số công việc khổng lồ.

photo 1532618793091 ec5fe9635fbd

3. Chủ động xây dựng kế hoạch làm việc

Khi làm việc bạn không thể làm việc theo hứng. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm đó là lên kế hoạch để hoàn thành tốt công việc được giao. Từ đó, bạn sẽ có phương hướng để giải quyết thấu đáo cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước hay tích lũy kiến thức liên quan đến công việc. Chủ động sắp xếp và xây dựng kế hoạch làm việc sẽ khiến bạn không bị sót việc mà hoàn thành rất tốt nữa.

4. Tránh tỏ ra quá giỏi giang

Khi thực hiện công việc nếu như bị sếp hay đồng nghiệp phê bình do một lỗi nào đó đừng vội thanh minh, biện hộ hay giải thích. Thay vào đó bạn có thể để một dịp khác và ngay lúc đó lắng nghe để điều chỉnh.

Đừng cố tỏ ra giỏi giang, “lấy le” với những người đi trước. Cũng đừng tỏ ra ngây thơ thái quá, cái gì cũng hỏi, họ sẽ nghĩ bạn chẳng biết làm gì. Hãy chứng tỏ bản mình theo đúng phận sự và công việc đã được giao.

5. Nắm bắt diễn biến các công việc xung quanh

Ngay cả khi nhiệm vụ bạn được giao là rất nhỏ, hãy tranh thủ mọi cơ hội có thể để thu thập, tìm hiểu thêm về lĩnh vực của mình cũng như toàn bộ việc kinh doanh của công ty. Với những kiến thức đó chúng có thể giúp được bạn rất nhiều trong các công việc đặc biệt là giao tiếp với khách hàng.

photo 1552960528 e30da6cd78d8

6. Chú ý tới các câu hỏi của sếp 

Hãy chú ý đến những câu hỏi của sếp đó chính là những vấn đề mà sếp đang quan tâm. Ngoài ra bạn cần chú ý điều chỉnh hoặc báo cáo ngay những vấn đề mà sếp đang cần.

7. Chủ động xin ý kiến góp ý 

Hãy chủ động xin ý kiến phản hồi từ cấp quản lý về những việc gì bạn đang làm tốt hoặc việc gì có thể làm tốt hơn. Đôi lúc những phản hồi có tính phê bình sẽ khiến bạn khó chịu nhưng đó lại chính là những điều hữu ích hơn cả bởi nó giúp bạn tiến bộ.

photo 1523240795612 9a054b0db644

8. Lắng nghe

Trên hết lắng nghe là cả một quá trình bạn phải rèn luyện, vì đa phần mọi người thường thích thể hiện bản thân bằng cách truyền đạt quá nhiều thông tin, trong khi đó lắng nghe bị lãng quên và xem thường.

Dù có giỏi hơn người khác nhưng bạn cũng cần lắng nghe để hiểu hơn và tôn trọng người khác nhé!

Chúc bạn thành công!

Liên hệ VNNP EDU