Back To Top

Banner top

xử ly nhan vien yeu kemCon người cũng có người này người khác, có người chăm chỉ, nhưng cũng có người lười biếng, có người giỏi thì cũng có những người dốt. Là 1 cấp quản lý, bạn sẽ làm gì nếu bạn gặp nhân viên lười biếng, yếu kém. Chắc chắn chúng ta đang nghĩ tới hai chữ: “Sa thải” đúng không?
Liệu đó có phải là phương án tốt nhất không? Làm như vậy có ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty không? Mạnh tay kỷ luật, sa thải ngay lập tức hay tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp?

Bí quyết ứng xử mà các Sếp nên trang bị cho mình

1. Thực hiện đúng theo quy chế công ty

Có trường hợp dù muốn hay không, bạn vẫn phải “ra tay” sa thải nhân viên đó, nhưng bạn hãy nhớ là phải tuân thủ theo đúng quy chế công ty đã đề ra, đừng nên “đốt cháy giai đoạn” để xử lý cho xong nhé.

 2. Trao đổi thẳng thắn và tìm hiểu nguyên nhân

Đối với 1 nhân viên có biểu hiện yếu kém, chúng ta phải nhìn nhận 2 vấn đề:

Nhân viên đó yếu kém thực sự, họ không đủ năng lực làm việc được, vẫn muốn cố gắng chứng minh bản thân mình làm tốt?

Nhân viên đó gặp khó khăn, áp lực nào đó mà không thể nói ra, hay họ chưa biết cách làm việc hiệu quả?

Giải pháp:   Bạn nên phải nói chuyện thẳng thắn với người đó về cách cư xử cần thiết trong công việc. Ở vị trí 1 nhà quản lý phải đảm bảo đã nhận thức được vấn đề và có cách xử lý vấn đề, tiếp đó là nói chuyện với nhân viên về cách thức giải quyết vấn đề mà họ muốn nhân viên thực hiện.

 3. Chỉ góp ý, không kết tội nhân viên

Cuộc trao đổi nhằm tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đưa ra phương án giải quyết giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Nhưng lưu ý đến cách nói để người nghe không bị hiểu nhầm, và họ mạnh dạn nhận ra lỗi và điều chỉnh, không nên dồn họ vào đường cùng, quy kết lỗi đó cho họ. Khi bạn biết Sếp chỉ trích mình thì phản ứng bình thường là bạn sẽ cố gắng che giấu chúng và sẽ cố tránh mạo hiểm. Hãy đảm bảo mình không mắc bẫy dẫn đến việc tạo ra thói quen kết tội trong nhóm.

 4. Chỉ cho nhân viên mục tiêu công việc rõ ràng, có thể thực hiện được

Có thể trong công việc, bạn chưa cho nhân viên nhìn ra mục tiêu trước mắt cần thực hiện là gì khiến họ bị hoang mang và mất phương hướng, nhưng nếu bạn chỉ rõ ra mục tiêu, họ sẽ hiểu được vấn đề ở đâu và họ cố gắng vì điều gì để thành công hơn nữa.

 5. Nên bỏ qua mọi thứ 1 cách dễ dàng:

Một  mối quan hệ khi đã xảy ra vấn đề và khi người kia bị kỷ luật hay khiển trách, thì cả 2 có thể cảm thấy hơi ngại khi tiếp xúc với nhau. Sau đó, cấp quản lý nên vui vẻ tươi cười, nói chuyện như thể không có gì xảy ra. Nếu nhận thấy thái độ của họ khác trước thì nên bỏ qua hay nên nói nhỏ với họ để họ hiểu rằng bạn đang cố gắng giúp họ hiểu ra vấn đề để rút kinh nghiệm.

 6. Thẳng thắn nhận lỗi sai của mình

Không phải cấp quản lý là đúng hoàn toàn, có trường hợp chúng ta vẫn sai. Trong trường hợp này, nhà quản lý nên ghi nhận những đóng góp tích cực, đồng thời khuyến khích mỗi cá nhân tự nhận thức và sửa chữa những điểm còn chưa tốt của mình cho dù rất có thể họ sẽ không thể hoàn toàn vượt qua được những hạn chế đó.

 7. Học cách tôn trọng người khác

Tôn trọng mình và tôn trọng người khác chính là yếu tố căn bản để xây dựng nên một nhóm mạnh. Nếu chỉ vì ai đó chưa ghi được thành tích trên một cương vị nào đó thì điều này cũng không có nghĩa là người đó không thể làm nên một điều gì đó ở một cương vị khác, hay ở một nhóm khác, hay thậm chí là ở một công ty khác.

 8. Giữ vững quan điểm khi đã trao đổi với nhân viên

Nên cho nhân viên của mình 1 cơ hội thay đổi trong 1 thời gian nhất định. Mỗi nhân viên cần thời gian để tìm ra nguyên nhân vấn đề của mình, nếu họ là nhân viên tích cực họ sẽ có ý thức thay đổi bản thân để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên nhân viên nào vẫn ì trễ, thì bạn cần hành động 1 cách kiên quyết nhé!

 9. Quyết định nhanh chóng

Không nên nói chuyện mất quá nhiều thời gian. Nhân viên đó có thể sẽ bị sốc, vì vậy hãy thông báo càng ngắn gọn, rõ ràng. Nếu có thể giới thiệu hay nếu bạn tin rằng người đó có những phẩm chất nào đó có thể phát huy được trong một tổ chức khác thì hãy nói với họ điều đó. Hãy nhớ thông qua phòng nhân sự để thu lại những công cụ quản lý như thẻ từ hay chìa khóa.

Liên hệ VNNP EDU