Back To Top

Banner top

ky-nang-dam-phan

Kỹ năng đàm phán chính là kỹ năng cần thiết với bất cứ ai theo nghiệp kinh doanh. Để đạt được thành công cũng như mục đích trên bàn đàm phán bạn cần phải chú ý một số những điều sau:

Không hiểu rõ đối tác

Chẳng có một đối tác nào vừa lòng khi bạn nói sai tên công ty hay ngay cả tên giám đốc của họ. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm hiểu tất cả các thông tin về đối tác của mình trước khi bạn ngồi vào bàn đàm phán. Việc bạn không tìm hiểu đối tác chứng tỏ bạn có sự sơ suất, không chuyên nghiệp và chính điểm này sẽ vô tình biến bạn thành một đối tác không đáng tin cậy đối với khách hàng. Bên cạnh đó, việc không nắm bắt được các thông tin, chiến lược kinh doanh, sản phẩm kinh doanh của đối tác cũng khiến cho cuộc đàm phán của bạn thất bại ngay từ những giây phút đầu tiên.

Không có kế hoạch cụ thể

Đừng hi vọng rằng cuộc đàm phán sẽ đạt được như những gì bạn mong muốn nếu như bạn không lên sẵn kế hoạch cho mình. Kế hoạch giúp bạn định hướng mục đích bạn cần đạt được trong cuộc đàm phán, lên những chiến lược để thuyết phục đối phương và cách thức thương lượng. Rõ ràng việc không có những kế hoạch, phương án dự trù thì chính bạn đã đặt mình vào tình thế bất lợi. 

Bộc lộ cảm xúc bột phát cá nhân

Những tình huống, những yêu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng trong quá trình diễn ra đàm phán dễ dàng gây cho bạn những ức chế và dễ bột phát những cảm xúc cá nhân. Trong trường hợp này hãy thật khéo léo ứng xử, đừng tỏ bất cứ cảm xúc cá nhân nào đối với khách hàng. Hãy cho khách hàng thấy bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của họ một cách nhiệt tình, lịch sự nhưng cũng cho họ thấy họ không thể đưa ra những yêu cầu quá đáng.  

Không biết cách lắng nghe

Điều cơ bản khi ngồi vào bàn đàm phán đó chính là lắng nghe. Nhiều người cho rằng cứ bước vào đàm phán có nghĩa là nói và thương lượng. Nhưng nếu như lắng nghe bạn sẽ hiểu được chiến lược mà đối tác đang sử dụng, bạn có thời gian để đưa ra những chiến lược phù hợp hơn.

Không bao giờ lùi bước

Trong đàm phán, sẽ có đôi lúc cuộc thương lượng đi vào bế tắc vì bất đồng quan điểm cũng như không thể dung hòa lợi ích của hai bên. Vì vậy, bạn cần linh hoạt những phương án “tác chiến” thích hợp chứ đừng khăng khăng giữ nguyên ý kiến ban đầu của mình. Ðiều này đã hạn chế rất nhiều phạm vi đàm phán cũng như không thể hiện thiện ý hợp tác của bạn. Và như thế, không chỉ gây thất bại cho lần đàm phán thương thuyết này mà còn tạo ra định kiến và báo trước thất bại cho cả những lần đàm phán sau.

Tìm cách áp đảo đối tác

Người đàm phán giỏi không tìm cách áp đảo, dạy bảo đối tác mà nên tự đặt mình là người thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm phán. Trong mọi cuộc đàm phản, bạn không nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình, khó chịu cho đối tác. Điều này sẽ không chỉ khiến cuộc đàm phán bị đổ vỡ mà còn là dấu chấm hết cho những quan hệ hợp tác tiếp theo. Và thực tế cũng cho thấy phương pháp đàm phán mềm dẻo, tích cực là phương pháp khôn ngoan và được áp dụng trong phần lớn những cuộc đàm phán quốc tế.

Không chú ý đến thời gian và không gian

Một yếu tố tưởng chứng như rất đơn giản nhưng lại mà vấn đề mấu chốt của nhiều cuộc đàm phán đó chính là không gian và thời gian. Không có quy định cụ thể nào về thời gian diễn ra cuộc đàm phán, nhưng tốt nhất là bạn nên tổ chức vào buổi sáng bởi lúc đó mọi người sẽ có tinh thần thoải mái và phấn khởi trước khi bước vào bàn thương lượng. Thông thường, một buổi đàm phán kéo dài khoảng 2 tiếng và địa điểm diễn ra phải có sự đồng ý của cả hai bên. Nếu đàm phán diễn ra dài hơn, cần phải có thời gian nghỉ giải lao ít nhất 30 phút, đó cũng là lúc bạn có thời gian suy nghĩ thêm về các quyết định của mình.

Đàm phán dựa vào trực giác

Trong thực tế, rất nhiều lúc bạn bị gây áp lực để đưa ra quyết định ngay lập tức, những suy nghĩ của chúng ta sẽ hướng đến trực giác nhiều hơn lí trí. Tuy nhiên, trực giác có thể mang lại các chiến lược kinh doanh mới lạ nhưng đôi khi cũng có thể phải trả giá đắt. Một nhà đàm phán khôn ngoan nên phán đoán dựa trên những dữ liệu khách quan, tham khảo các cố vấn đứng ngoài và suy nghĩ kĩ càng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

-----------------------------------

THAM KHẢO CHUYÊN MỤC KỸ NĂNG MỀM TRONG DOANH NGHIỆP

Liên hệ VNNP EDU