Back To Top

Banner top

noi so dan van phongCông việc của dân văn phòng có thật sự là nhàn nhã, thoải mái như mọi người vẫn thường nghĩ?

Câu trả lời là môi trường làm việc văn phòng không đơn giản và hoàn hảo một chút nào cả . Nó được ví như “chiến trường không tiếng súng” và mỗi nhân viên văn phòng cũng tồn tại những nỗi lo sợ riêng trong quá trình làm việc của bản thân.

Nỗi sợ của dân văn phòng cần tránh

1, Nỗi sợ ngày đầu tuần

Nếu thứ 6, thứ 7 là ngày tổng kết lại kết quả công việc của tuần thì thứ 2 sẽ là ngày bắt đầu của tuần làm việc mới với các kế hoạch công việc mới được vạch ra. Cảm giác sau ngày nghỉ xả hơi cuối tuần và bắt đầu công việc tuần mới sẽ khiến bạn bị oải, không còn hứng thú với công việc tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách đơn giản là:

  • Hãy hoàn thiện tất cả các công việc có thể làm được trong ngày cuối tuần trước để không cảm thấy áp lực công việc nhiều cho ngày đầu tuần mới
  •  Hãy tận dụng thời gian nghỉ ngơi tái tạo lại sức lao động trong những ngày nghỉ cuối tuần
  •  Cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia tập thể dục, đi bộ, vui chơi hay làm việc gì đó theo sở thích của bạn để đầu óc được thư giãn nhất
  •  Nên đi ngủ sớm vào tối chủ nhật và dậy sớm vào sáng thứ 2 để chuẩn bị bữa sáng đầy đủ, tinh thần thoải mái bắt đầu ngày mới tốt lành
  •  Với công việc ngày thứ 2 nên có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để xử lý theo một trình tự chuyên nghiệp tránh bị chồng chéo, quên việc…

2, Tiến độ hoàn thành công việc

Với bất kỳ công việc gì khi đi vào thực hiện cũng đều phải có tiến độ hoàn thành nhất định hay còn gọi là deadline công việc cụ thể. Do đó, điều bạn cần là phải có kế hoạch công việc cụ thể, rõ ràng để tránh bị áp lực về deadline công việc đè nặng dẫn tới hiệu quả công việc không cao, dễ bị stress, mắc sai lầm…Để làm được như thế bạn cần:

  • Hiểu rõ được quá trình thực hiện công việc để đề ra deadline phù hợp đảm bảo không quá gần (dễ bị áp lực) cũng không quá xa (dễ bị chểnh mảng)
  • Luôn có khoảng thời gian dự trù đối với mỗi công việc tức là, nên đưa ra hai mốc khác nhau về deadline của mỗi đầu công việc (khoảng cách giữa 2 mốc là từ 1-2 ngày) để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả tốt nhất
  •  Hãy ghi chú, tạo thời gian biểu chi tiết và dễ nhìn cho deadline các công việc để hàng ngày bạn update nó một cách kịp thời, rõ nét nhất về tiến độ thực hiện

3, Thay vì giao dịch qua lời nói hãy giao dịch công việc qua giấy tờ, email

Bạn sẽ thật sự ngỡ ngàng nếu như khi giao dịch công việc qua lời nói với một đồng nghiệp khác và đến khi hỏi tới thì họ không thừa nhận là đã có trao đổi, bàn bạc với bạn về công việc đó hoặc bạn nhận được câu trả lời là họ chưa làm vì quên…phải không nào? Do đó, để khắc phục tình huống này bạn nên:

  •  Hạn chế giao dịch qua lời nói mà nên giao dịch qua email, giấy tờ ghi chú rõ ràng…để làm căn cứ
  •  Luôn theo dõi, đôn đốc và hợp tác cùng họ khi có yêu cầu để kịp tiến độ hoàn thành công việc đã đề ra

4, Nỗi sợ rỗng túi

Bạn có thể may mắn làm việc trong một công ty với thời hạn trả lương luôn được fix cứng và mức lương ổn định nên bạn có thể chủ động được về nguồn tài chính của mình tuy nhiên, cũng không phải lúc nào bạn cũng chủ động được khi đã “vung tay quá trán” phải không? Và nếu là không may mắn có được nguồn tài chính chủ động mà khi lương về lại quá tay thì quả thật thời gian để bạn cầm chừng với những ngày chờ đợi lương sẽ chẳng dễ dàng vượt qua được với cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, …Vậy , trước khi để điều đó xảy đến bạn cần:

  •  Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và luôn có một khoản dự trù cho những phát sinh rủi ro mỗi tháng hoặc có thể tham khảo về cách chi tiêu theo phương pháp 6 hũ
  •  Nếu phải vay tiền thì hãy vay của người nhà trước thay vì vay đồng nghiệp vì khi tới hạn mà bạn chưa trả được bạn sẽ bị áp lực dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống

5, Tương tác trước đám đông

Việc trò chuyện với mỗi người sẽ là vấn đề rất đơn giản nếu những câu chuyện bạn  nói chỉ đơn thuần là những cuộc giao tiếp xã giao hàng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong công việc để thuyết phục, đề xuất hay nhờ sự giúp đỡ của một người khác vỗn đã khó thì việc bạn phải tương tác với nhiều người thuộc nhiều phòng ban khác nhau trong công ty…còn khó hơn. Do vậy, bạn hãy:

  •  Tự tin đối mặt với nó và tập luyện dần dần thông qua các buổi làm việc, tương tác nhóm, phòng ban hay hơn nữa là cuộc họp chung của công ty
  •  Luyện tập cách giữ bình tĩnh trước đám đông, tập cách lên kịch bản kỹ càng, rõ nét trước khi trình bày mỗi vấn đề…

Hi vọng với tất cả những chia sẻ trên đây các bạn sẽ phần nào kiểm soát được nỗi sợ hãi để bản thân mạnh mẽ, tự tin và thành công hơn nữa. 

Liên hệ VNNP EDU