Back To Top

Banner top

ky-nang-de-tro-thanh-nha-lanh-dao-gioiCó thể bạn chỉ là trưởng nhóm hay trưởng phòng nhưng trong mắt cấp dưới bạn lại là nhà lãnh đạo tài ba, có thể bạn là giám đốc giỏi về năng lực chuyên môn nhưng về khả năng và kỹ năng lãnh đạo bạn lại chưa được đánh giá cao. Vậy làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo giỏi?

1 – Người lãnh đạo là người có tầm nhìn

Tập trung vào bức tranh lớn

Hãy hướng bản thân mình và nhân viên vào mục tiêu lớn đã đặt ra của phòng, của công ty. Bạn cần lên kế hoạch thực hiện mục tiêu cho tất cả các nhân viên để họ lấy đó làm định hướng. Hiểu cách nhân viên thực hiện công việc ra sao, hiệu quả thế nào cũng chính là yếu tố giúp bạn lên được kế hoạch chuẩn và định hướng được mục tiêu cho họ.

Có tham vọng

Có tham vọng trong công việc là điều cần thiết nhưng nó phải theo ý nghĩa tích cực. Tham vọng khi mang ý nghĩa tích cực sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu lớn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Còn tham vọng tiêu cực là cách mà bạn dẫm đạp lên mọi thứ để thành công. Đó là điều sẽ khiến bạn đánh đổi, được nhiều mất nhiều và cuối cùng bạn không có ai bên cạnh. Cần biết điểm đến trong sự nghiệp của bạn là đâu và chấp nhận cơ hội và thách thức. Hãy quan tâm tới những người kế nhiệm tiềm năng.

2 – Tự tin

-    Biết mình: Cần phải biết bản thân mình có ưu nhược điểm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn. Bạn đừng lo sợ khi mình đang ở cương vị lãnh đạo mà lại phải đi học các khóa học quản lý nhân sự hay khóa học hành chính văn phòng ngắn hạn hay bổ sung. Bạn cần phải biết nhiều thứ ở mọi lĩnh vực để có thể tư vấn cho nhân viên của mình. Có thể bạn không giỏi ở những lĩnh vực này nhưng bạn hãy sử dụng nhân viên của bạn giỏi trong lĩnh vực đó. Chắc chắn hiệu quả công việc sẽ rất cao.

-   Quyết đoán: Đôi khi bạn đã đề ra kế hoạch ngay từ ban đầu nhưng mọi thứ thực tế lại không đi theo những gì bạn muốn thậm chí có cả những tình huống phát sinh. Khi đó bạn cần có những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ công việc. Chần chừ 1 phút thôi có thể khiến bạn mất cơ hội và thất bại.

-   Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng sẽ khiến bạn không thể điều khiển được công việc một cách sáng suốt mà còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Hãy xả stress khi quá căng thẳng để đảm bảo sức khỏe và sau đó bạn lại bắt đầu công việc như bình thường.

-  Chấp nhận phê bình: Thể hiện sự tự tin của bạn bằng cách chấp nhận ý kiến ​​tiêu cực của người khác mà không kiêu ngạo hay phục tùng. Tìm kiếm một cái gì đó hữu ích và có tính xây dựng trong bất kỳ lời chỉ trích, phê bình nào và cảm ơn người đó.

[Tham khảo thêm] Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới

3 - Kỹ năng tương tác

Lắng nghe

Người lãnh đạo giỏi là người luôn luôn biết lắng nghe một cách chân thành nhất từ nhân viên của mình. Lắng nghe để hiểu họ đang gặp những khó khăn gì. Lắng nghe cẩn thận để hiểu hơn về cuộc sống, vấn đề cân bằng cuộc sống/công việc và khuyến khích các giải pháp của nhân viên. 

Thông cảm

Chỉ ra sự đồng cảm và kiên nhẫn. Luôn đối xử với đồng nghiệp và nhân viên lịch thiệp và tôn trọng, quan tâm tới từng cá nhân. Nhớ, cách bạn tương tác với mọi người ảnh hưởng tới cách bạn nhận thức về một nhà lãnh đạo.

4 - Kỹ năng tạo động lực

Khuyến khích mọi người

Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.

Khen ngợi thành công

Nhanh chóng biểu dương. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những đóng góp vào công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ. Khi điều gì đó xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích một nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và có tính xây dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ.

Đứng phía sau nhân viên của bạn

Người lãnh đạo không phải lúc nào cũng tiên phong trong mọi việc. Bạn cần cho nhân viên thấy bạn luôn đứng đằng sau sẵn sang hỗ trợ họ để họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

[Tham khảo thêm] Những kỹ năng giao tiếp với khách hàng cần có

5 - Trách nhiệm

Chấp nhận trách nhiệm

Nếu bạn đưa ra những thông tin về một dự án không chính xác, dẫn đến lỗi của nhân viên, hãy xin lỗi và đưa ra hành động khắc phục. Lỗi của ai không còn quan trọng vào thời điểm này, mà là đối mặt một cách có trách nhiệm.

Giải quyết vấn đề

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Bạn cần quản lý xung đột và giúp đỡ mọi người chấp nhận sự thay đổi. Giao tiếp là chìa khóa của vấn đề này. Nếu bạn  có trách nhiệm với công việc, bổn phận và nhân viên của bạn, bạn sẽ tìm ra cách đổi mới để giải quyết lại vấn đề. 

Gương mẫu

Luôn có thái độ tích cực, làm gương trong tất cả mọi việc để nhân viên học tập theo bạn. 

6 – Chính trực

Làm đúng

Khi bạn phải đối mặt với một quyết định đi ngược lại các giá trị của riêng bạn, hãy lên tiếng. Nếu bạn được yêu cầu làm điều gì đó bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, hãy từ chối. Đứng lên trên đôi chân của mình cho chính bản thân và cho quyền lợi của nhân viên và tổ chức.

Thành thật

Khi bạn đã hứa điều gì, hãy tôn trọng lời nói đó. Nếu bạn không thể giữ lời hứa, đừng hứa gì cả. Khi có lỗi sai, thừa nhận và xin lỗi. Điều này sẽ tạo ấn tượng cho quản lý, khách hàng và đồng nghiệp của bạn rằng bạn là một người thật thà. 

Tránh chuyện tầm phào

Đừng truyền những tin đồn không hay hoặc lăp lại những câu chuyện không quan trọng về người khác. Chỉ ra sự tôn trọng người khác, bạn sẽ tránh việc tạo những cơ hội để mọi người bàn tán về bạn.

[Tham khảo] Khóa học quản lý cấp trung chuyên nghiệp

Cố gắng nhất có thể

Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn. Luôn dùng khả năng tốt nhất và kỹ năng của bạn cho bất cứ công việc nào, bạn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của người khác bởi sự thành thật  của bạn.

Khả năng lãnh đạo vốn có

Nếu bạn được xem như một nhà lãnh đạo thiên bẩm, chấp nhận lời khen đó. Điều đó có nghĩa bạn đã phát triển tính cách và tài năng đặc biệt để truyền cảm hứng cho người khác đi theo bạn. Bạn hiểu rõ tầm nhìn, sự tự tin, kỹ năng tương tác con người, tạo động lực, trách nhiệm và chính trực. 

Nguồn : VNNP Việt Nam

 

Liên hệ VNNP EDU