Back To Top

Banner top

xin nghi viecNăm mới, kế hoạch mới, hi vọng mới, là nguyên nhân mà nhân viên “nhảy việc” nhiều. Thông thường từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian nhân viên thay đổi công việc nhiều.

Lý do nghỉ việc thì rất nhiều, từ những lý do liên quan đến công việc (công việc không phù hợp, năng lực hạn chế, khó hòa đồng với môi trường…) cho đến những lý do hết sức cá nhân (sức khỏe, đi học nâng cao trình độ, việc gia đình…).

Bạn là một nhà quản lý, bạn sẽ xử lý sao khi bất ngờ nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên? Và khi tiếp nhận thông tin này, bạn sẽ ứng xử ra sao?. VNNP xin chia sẻ những cách ứng xử thông minh giúp bạn làm chủ được tình huống.

 

1. Ứng xử bình tĩnh và chuyên nghiệp

Bạn có thể cảm thấy rất lo lắng về việc tìm người thay thế cho vị trí của nhân viên này, nhưng đừng thể hiện điều đó trước mặt họ. Thể hiện sự cáu giận hay tỏ ra có lỗi về việc muốn ra đi của nhân viên không phải là cách ứng xử chuyên nghiệp.ung xu chuyen nghiep

Thay vào đó, hãy chúc cho nhân viên của bạn thành công với vị trí mới và nói rằng chắc chắn mọi người sẽ rất nhớ anh/cô ấy. Những nhân viên khác luôn nhìn vào cách ứng xử của sếp, vì vậy bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và đúng mực trong mọi trường hợp.Bởi với vai trò là người quản lý bạn sẽ cần nhiều hơn sự bình tĩnh đó là cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới 

Tìm hiểu lý do nghỉ việc

Có rất nhiều yếu tố khiến một nhân viên bỗng nhiên nghỉ việc: Lương thưởng, cách quản lý, áp lực, môi trường làm việc. Hãy điều tra lý do trước khi chấp nhận hay thuyết phục nhận viên đó. Nếu như việc một nhân viên xuất sắc ra đi ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp, bạn cần xem xét tìm hiểu lý do và tìm cách ngăn chặn điều đó lặp lại một lần nữa

Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương. Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên hoặc các đồng nghiệp xung quanh.

binh tinh chuyen nghiep

Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai. Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.

Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương. Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách để họ nói chuyện với những người khác.

Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai. Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên

Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Cách quản lý độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ, phản ứng tiêu cực bằng

cách làm công hoặc tệ hơn nữa là nghỉ việc. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.

Một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn “lắng nghe” hiệu quả là:

Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình. Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn sẽ rất thất vọng nếu bạn không lắng nghe ý kiến của họ. Các buổi họp nhóm là cơ hội để nhân viên của bạn trình bày ý kiến của họ. Bạn hãy nhớ đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình. Hãy lắng nghe và phản hồi đúng lúc.

Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày. Cách để bạn thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Bạn hãy nhớ đừng vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác rằng bạn thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt. Vì vậy, trước khi bạn đưa ra nhận định, giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo anh/chị, vấn đề ở đây là...?”

2. Lên kế hoạch bàn giao công việc

Ngồi xuống và cùng nhân viên của bạn lên danh sách những công việc cô ấy đang đảm nhận, kể cả các mối quan hệ quan trọng với khách hàng. Từ đó, xác định được những điều cô ấy cần hoàn thành trước khi ra đi và làm thế nào để bạn kiểm soát được công việc trong khi chưa tìm được người thay thế.

len ke hoach cong viec

Lên kế hoạch tuyển dụng

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần sẵn sàng tuyển dụng. Các sự kiện kết nối doanh nghiệp không chỉ là dịp để tìm hiểu những doanh nghiệp mới, mà còn là dịp để tìm kiếm những nhân tài cho công ty. Bạn cần sẵn sàng có một ứng viên thích hợp cho vị trí đang thiếu hụt chính từ mạng lưới quan hệ của mình.

Hầu hết khi xin nghỉ việc, các nhân viên chỉ báo trước hai tuần, và như vậy là không đủ để tìm kiếm một ứng viên thay thế xuất sắc và phù hợp với yêu cầu. Nếu luôn sẵn sàng tuyển dụng, bạn sẽ ở trong vị thế tốt hơn là phải bắt đầu từ đầu khi để mất một nhân viên xuất sắc

Đừng cố gắng giữ chân họ bằng tiền khi họ muốn ra đi

Dù bất cứ lý do (thực sự) của quyết định từ chức là gì, đừng bao giờ cố nài nỉ hay thuyết phục họ ở lại bằng cách này hay cách khác. Rất nhiều người chọn cách tăng lương nhưng đây hoàn toàn không phải là phương án tốt. Tiền có thể giữ chân nhân viên một lúc, không phải mãi mãi. Rất nhiều nhân viên chọn quyết định ở lại vì được tăng lương nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ vẫn không hài lòng với công việc và tiếc nuối vì đã bỏ mất những cơ hội việc làm mới. Sự mệt mỏi, chán nản trong công việc chỉ khiến chất lượng công việc giảm sút.

Nếu nhân viên đó khăng khăng muốn ra đi thì bạn đừng cố níu giữ. Nếu họ có nể nang mà ở lại thì năng suất làm việc cũng không như bạn mong muốn đâu. Hơn nữa, một vài người sẽ lợi dụng sự thiết tha của bạn để yêu sách này nọ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến công việc và những người nhân viên khác. Người mới biết đâu lại tốt hơn người cũ!

Liên hệ VNNP EDU