Back To Top
Ngoài các kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết và nói, kỹ năng lên kế hoạch và óc tổ chức, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian... luôn là những ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Nhưng ngoài ra các nhà tuyển dụng các kỹ năng khác mà các ứng viên thư ký văn phòng phải đáp ứng được. Sau đây chúng tôi xin đưa tới các bạn một số kỹ năng cần thiết mà người thư ký văn phòng phải có khi đi tuyển dụng.
[Tham khảo] Thư ký giám đốc cần gì?
Việc thành thạo ở đây không nhất thiết là bạn phải giỏi các kỹ năng về vi tính như những chuyên gia. Nhưng ít nhất một người thư ký văn phòng cũng phải biết được các chương trình căn bản như Word, Excel để soạn thảo văn bản, chuẩn bị nội dung thuyết trình, làm một bản hợp đồng, thu chi, thư mời… Nếu như trong thời đại này mà những kỹ năng cơ bản như trên mà bạn còn chưa nắm được thì khả năng tuyển dụng của bạn sẽ rất thấp.
Để tránh việc lúng túng trong việc sử dụng máy tính sẽ khiến cho Giám đốc và cộng sự đánh giá thấp tất cả các khả năng còn lại của bạn. Người thư ký văn phòng nên trang bị những kiến thức tối thiểu trong việc sử dụng vi tính.
[Tham khảo] Khóa học kỹ năng tin học cho nhân viên văn phòng và Khóa học kỹ năng soạn thảo văn thư
5. Nhạy bén trong công việc
Thư ký văn phòng là cánh tay phải của sếp trong việc cho, nhận và xử lý thông tin nên khi tuyển nhân sự, các nhà tuyển dụng luôn cần một thư ký văn phòng nhạy bén, có thể khéo léo xử lý tất cả những sự kiện liên quan. Ví dụ như bạn phải biết được thông tin nào là đáng quan trọng trong một hợp đồng mới của công ty.
[Tham khảo] Kỹ năng phát triển nghề thư ký giám đốc
Những số điện thoại cần thiết, ngày giờ cuộc họp, ngày nào sếp có hẹn với khách hàng, hoặc đơn giản “Hôm nay ngày bao nhiêu?” cũng là những điều mà một thư ký văn phòng giỏi cần lưu ý và ghi nhớ. Để giúp việc ghi nhớ tốt hơn thì các bạn nên lập cho mình những bảng biểu thời gian hoạc các lịch ghi nhớ. Như vậy các bạn sẽ có hình ảnh tốt hơn tất nhiều trong mắt vị sếp của mình.
[Tham khảo] Phương pháp luyện trí nhớ siểu đẳng dành cho người lớn
Không có nghĩa là bạn toàn quyền quyết định mọi công việc trong công ty nhưng nếu gặp những trường hợp cần thiết bạn cũng có thể giải quyết được vấn đề. Hoặc khi sếp đi vắng bạn cũng phải có khả năng xử lý những rắc rối như lùi lịch hẹn, khất nợ, thoả thuận một hợp đồng mới… Nếu không thì bạn cũng phải biết hướng được các công việc sang một hướng có lợi cho công ty của bạn.
[Tham khảo] Bí quyết trở thành trợ lý giám đốc chuyên nghiệp
Kiến thức xã hội, tự nhiên… rất quan trọng đối với một thư ký văn phòng. Có thể khi tuyển dụng, người ta không yêu cầu bạn phải am hiểu về bóng đá, thể thao , môi trường… nhưng trong một phút bất chợt nào đó, sếp của bạn cũng có thể “cắc cớ”: “World Cup 2010 diễn ra ở đâu nhỉ?” hoặc như “thú có túi sống ở châu lục nào là nhiều?” Và nếu bạn không biết thì cái ngớ người lắc đầu của bạn sẽ nhen nhóm sự thất vọng trong lòng ông ta.
Môi trường làm việc năng động ngày nay đòi hỏi một người thư ký văn phòng luôn phải thành thạo nhiều kỹ năng, đồng thời đây cũng là vị trí cho phép bạn học hỏi được nhiều kiến thức đa dạng từ nhiều công việc. Ngoài các kỹ năng căn bản nghề nghiệp hoặc kỹ năng mềm thì các bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng trên thật tốt để bạn có thể trở thành một cánh tay đặc lực cho người giám đốc của mình. Nếu bạn yêu thích nghề này, những kỹ năng được liệt kê ở trên sẽ là những gợi ý giúp bạn hoàn thiện bản thân và tiến xa hơn trên con đường phát triển nghề thư ký văn phòng.
-------------------------
Ngoài ra để hiểu nghề thư ký văn phòng một cách rõ nét nhất các bạn hãy tham khảo khóa học: "Cẩm nang đào tạo thư ký, trợ lý giám đốc, hành chính"
Khóa học sẽ giúp bạn:
Bản quyền thuộc về Tổ chức giáo dục VNNP Việt Nam. Vui lòng ghi rõ nguồn www.giaiphapdaotaovnnp.edu.vn khi sử dụng lại bài viết này.
Có nên học nghề thư ký trợ lý giám đốc? Thư ký trợ lý giám đốc là một nghề nghe có vẻ “sang”, mức thu nhập hấp dẫn nên thu hút...
Xem tiếpTại Việt Nam chưa có một trường đại học, cao đẳng nào đào tạo nghề thư ký. Nhưng nếu đam mê thực sự với nghề, bạn có thể đến với...
Xem tiếpThư ký giám đốc là người đóng vai trò quan trọng đối với các sếp. Đó là người nắm bắt lịch làm việc, sắp xếp các cuộc gặp gỡ với đối...
Xem tiếpThư ký văn phòng là vị trí vô cùng gần với các sếp. Do đó, mọi lời ăn tiếng nói, việc làm của thư ký cần được trau dồi thường xuyên...
Xem tiếpThư ký giám đốc chính là vị trí quan trọng, người trợ thủ đắc lực của các sếp. Bên cạnh đó bằng sự nhanh nhạy, khả năng giải quyết nhanh các...
Xem tiếpNgười thư ký giám đốc – cánh tay đắc lực của các sếp phải là người như thế nòa ? Họ cần có những năng lực và kỹ năng chuyên môn...
Xem tiếp