Back To Top

Banner top

xử ly nhan vien yeu kemCon người cũng có người này người khác, có người chăm chỉ, nhưng cũng có người lười biếng, có người giỏi thì cũng có những người dốt. Là 1 cấp quản lý, bạn sẽ làm gì nếu bạn gặp nhân viên lười biếng, yếu kém. Chắc chắn chúng ta đang nghĩ tới hai chữ: “Sa thải” đúng không?
Liệu đó có phải là phương án tốt nhất không? Làm như vậy có ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty không? Mạnh tay kỷ luật, sa thải ngay lập tức hay tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp?

Xem tiếp...

8 yeu to mot nhan vien uu tuTrong thời đại nền kinh tế không ngừng phát triển và song song là sự cạnh trách khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy sở hữu được một đội nhân viên ưu tú là vô cùng cần thiết.Việc tận dụng được nguồn nhân lực đúng mục đích và đạt hiệu quả cao là điều mong muốn của tất cả các nhà tuyển dụng, cũng như doanh nghiệp hiện nay. Có thể hình dung rằng việc tuyển nhân viên, một người không nhất thiết phải có kiến thức chuyên ngành mà còn phải có rất nhiều yếu tố kỹ năng.

Xem tiếp...

danh gia nhan suĐánh giá nhân sự là công việc thường gặp của người làm công tác nhân sự. Các công ty thường đánh giá theo tháng, quý, năm. Nhờ có đánh giá nhân viên mà biết được khả năng cũng như ý thức làm việc của nhân viên trong công ty. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản, đôi khi làm mất lòng nhân viên. Vậy cần chú ý điều gì để đánh giá nhân viên hiệu quả?

Xem tiếp...

xin nghi viecNăm mới, kế hoạch mới, hi vọng mới, là nguyên nhân mà nhân viên “nhảy việc” nhiều. Thông thường từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian nhân viên thay đổi công việc nhiều.

Lý do nghỉ việc thì rất nhiều, từ những lý do liên quan đến công việc (công việc không phù hợp, năng lực hạn chế, khó hòa đồng với môi trường…) cho đến những lý do hết sức cá nhân (sức khỏe, đi học nâng cao trình độ, việc gia đình…).

Xem tiếp...

trí tuệ xúc cảm

Trí tuệ xúc cảm lần được hiểu theo nghĩa: đó là 70% số trường hợp những người có chỉ số IQ trung bình làm việc tốt hơn những người có chỉ số IQ cao. Nó nằm vô hình trong mỗi chúng ta, gây ra ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, phân tích yếu tố xã hội, đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.

 

Xem tiếp...

Tình huống khó trong quản trị nhân sựTrải qua nhiều khóa học thực tế, tiếp xúc với hàng nghìn học viên khác nhau, VNNP nhận thấy có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười trong quản trị nhân sự, nếu 1 cán bộ nhân sự khéo léo, linh hoạt sẽ biết cách biến khó thành dễ và sẽ ghi điểm hơn trong suy nghĩ của toàn bộ nhân viên và Sếp bạn.

Xem tiếp...

Kỹ năng thấu hiểu và khích lệ nhân viênTrong thời kỳ khoa học không ngừng cải tiến , phát triển từng giây từng phút, đòi hỏi  nhà lãnh đạo, quản lý phải có những kỹ năng quản lý đội ngũ nhân viên hiệu quả. Một trong những yếu tố tạo ra khối đoàn kết, cống hiến hết mình trong Doanh Nghiệp đó là kỹ năng thấu hiểu tạo động lục cho nhân viên làm việc.

Xem tiếp...

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanhAi cũng biết rằng, muốn bán được hàng thì việc quan trọng nhất là thương lượng hay còn gọi là kỹ năng đàm phán. Nhưng có rất nhiều vụ thương thảo bị thất bại chỉ vì người bán chưa thực sự hiểu hết đàm phán, và chưa có kỹ năng đàm phán thành công? Vậy độc chiêu để thương lượng hay đàm phán thành công là gì?

Xem tiếp...

cach ung xe giua cap tren va cap duoi

Trong văn hóa công sở, việc nhân viên ứng xử với cấp trên như thế nào hay ngược lại chính là điều được nhiều người quan tâm. Đôi khi chính chúng ta đang bị lúng túng khi không biết phảiứng xử ra sao nếu bị sếp mắng hay bị nhân viên phản ứng… Hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau! 

1. Cần có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác về con người

Với quản trị nhân sự cần phải có những cách nhìn và nhận định đúng đắn về sở trường cũng như tài năng của họ thì mới tận dụng được tối đa nguồn nhân lực.

Cách nhìn nhận về năng lực và con người của lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như cách sử dụng nhân lực của công ty rất nhiều. Nếu nhận định đúng và có những kế hoạch cụ thể thì sẽ phát huy được tối đa năng lực của nhân viên và ngược lại sẽ khiến cho nhân viên bức xúc, bất mãn.

2. Rõ ràng trong chế độ thưởng phạt

Dựa vào hiệu quả công việc người lãnh đạo cần có những thưởng phạt kịp thời để nhân viên có động lực làm việc. Họ sẽ nhìn nhận ra rằng khi họ làm tốt họ sẽ được công nhận và nếu không làm tốt họ sẽ được góp ý, rút kinh nghiệm. Khi nhân viên mắc lỗi đừng vội vàng mắng họ mà hãy lắng nghe họ đã. Sau khi lắng nghe xong thì hãy chỉ ra những điểm sai để họ rút kinh nghiệm.

3. Để nhân viên phục

Giao việc cho nhân viên cấp trên cần chú ý đến năng lực, khả năng giải quyết vấn đề cũng như cần làm gương cho cấp dưới tuân theo. Khi đó họ học được từ chính quản lý của mình những bài học kinh nghiệm quý báu. Quản lý khi có những tinh thần làm việc hăng hái, lạc quan thì cũng khiến cho nhân viên noi theo.

4. Khen ngợi

Lời khen là điều cần thiết cho việc quản lý. Khen cũng là một nghệ thuật. Bởi lời khen có thể khích lệ nhân viên làm việc nhưng nếu không khéo cũng có thể khiến cho nhân viên tự phụ. Lời khen cần đi kèm với động viên “Bạn đã làm tốt, hãy phát huy nhé!”.

5. Thông tin phản hồi từ nhân viên

Nhân viên chính là một kênh quan trọng cho các nhà quản lý nắm bắt được tâm tư của khách hàng, đối tác… thông qua các phản hồi. Có thể hàng ngày quản lý có rất nhiều công việc khác nhau nhưng việc đọc hay chú ý đến những phản hồi của nhân viên sẽ giúp quản lý thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích.

6. Không quá tò mò về vấn đề riêng tư

Có nhiều nhân viên bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc gia đình khiến cho công việc bị trì trệ. Và chính những điều này, người quản lý cũng cần cân nhắc và lưu tâm tới. Chỉ khi nhân viên không quá phân tâm với những vấn đề cá nhân thì kết quả công việc mới có thể tốt được. Do đó, hãy là người quan tâm đến đời sống của nhân viên và giúp đỡ họ nếu có thể nhưng đừng quá soi mói hay can thiệp quá sâu.

Liên hệ VNNP EDU