Back To Top

Banner top

loi thuong gap khi xin viecKhi đi tuyển dụng bạn cần phải để ý rất nhiều thứ nếu như không muốn bị loại từ vòng “gửi xe”. Các nhà tuyển dụng có thể chưa biết năng lực chuyên môn của bạn đến đâu nhưng việc bạn thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng để họ tuyển dụng bạn.

1. Email xin việc quá dài

Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 5 – 10p để lướt qua email của một ứng viên để quyết định có đọc tiếp hay không. Tuy nhiên, nếu bạn gửi đoạn text kèm file quá nhiều chữ và được trình bày một cách dài dòng thì họ có thể bỏ qua hồ sơ ấy.

Lưu ý, bạn không nên gửi một email với nội dung quá ngắn kiểu như: "Đây là hồ sơ của tôi". Cách viết này thể hiện một sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính cầu thị và tôn trọng tối thiểu của bạn dành cho họ. Nhưng bạn cũng không nên sa vào kể lể về bản thân, chi tiết quá mức những việc đã làm. Bởi file đính kèm đã thay bạn làm điều đó.

Bạn có thể tham khảo cách viết đơn như sau: 

Tiêu đề email, bạn chỉ cần điền đơn giản và ngắn gọn ví dụ như: “Hồ sơ ứng tuyển vị trí thực tập nhân sự”. Nội dung email: bạn nên có câu chào hỏi nhà tuyển dụng và giới thiệu ngắn khoảng 2, 3 dòng về bản thân và nêu lý do gửi email này: "Xin chào nhà tuyển dụng, tôi tên là.... Được biết, quý công ty/cơ quan đang có nhu cầu tuyển dụng ở vị trí thực tập nhân sự cho nên tôi gửi hồ sơ/CV/ sơ yếu lý lịch…”. 

Cuối email: “mong nhận được hồi âm sớm của quý công ty/cơ quan. Trân trọng cảm ơn!".

2. Bạn không làm theo hướng dẫn

Bất cứ ai khi muốn nộp hồ sơ xin ứng tuyển vào một vị trí nào đó họ đều phải tìm hiểu những yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa cho vị trí đó như: bản mô tả công việc, trình độ, kỹ năng, bằng cấp…. Tiếp đó là các thủ tục giấy tờ, hồ sơ liên quan qua email hoặc nộp hồ sơ trực tiếp. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nộp hồ sơ qua email thay vì gửi CV, hồ sơ qua file đính kèm thì bạn phải làm theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn làm sai yêu cầu này cũng là một căn cứ để công ty cần tuyển dụng nhân viên đánh giá việc bạn thực hiện theo hướng dẫn như thế nào. 

Họ cần sự chuyên nghiệp và làm thông tin theo quy trình để không mất thời gian sàng lọc ứng viên. Nếu bạn làm sai yêu cầu rất có thể thông tin của bạn sẽ bị bỏ qua.

3. Không nêu rõ vị trí ứng tuyển

Bạn có thể có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực nhưng khi ứng tuyển không xác định rõ vị trí mà bản thân nộp vào sẽ thể hiện sự không chuyên nghiệp. Bất cứ thông báo tuyển dụng nào cũng yêu cầu rõ ràng về vị trí cần tuyển, mô tả công việc của vị trí đó và những yêu cầu đối với ứng viên khi nộp vào vị trí đó.

Nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn tìm một người hướng được bản thân vào công việc, bộ phận cụ thể. Đó là những người xác định được chính xác thế mạnh, mục tiêu và kỹ năng cụ thể của bản thân. Do đó bạn nên chọn lọc lại những kinh nghiệm bạn cho rằng có liên quan ít nhiều đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

4. Sai lỗi chính tả và ngữ pháp

Trước khi gửi hồ sơ, bạn nên rà soát lại một lượt để kiểm tra xem có sai lỗi chính tả hay lỗi đánh máy nào không. Việc sai chính tả hoặc mắc lỗi ngữ pháp tưởng nhỏ nhặt nhưng có thể khiến bạn bị loại ngay từ vòng hồ sơ. Chính tả và ngữ pháp chính là điều các nhà tuyển dụng dùng để đánh giá sự cẩn thận và tỉ mỉ của ứng viên và nó cũng giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên tốt hay xấu với bộ phận tuyển dụng. 

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bạn phải đảm bảo các giấy tờ trong túi hồ sơ được xếp gọn gàng, ngay ngắn, sạch đẹp và không bị nhàu nát. Nội dung chữ viết rõ ràng, không bị nhòe sẽ gây ấn tượng thiện cảm ban đầu với người nhận.

5. Thiếu tinh tế trong cách viết hồ sơ

Khi nộp hồ sơ xin việc, có không ít ứng viên liệt kê quá nhiều công việc và trách nhiệm phải làm mà lại quên liệt kê những thành tích cá nhân, những lợi ích mà bạn mang về cho công ty trước đây để nhà tuyển dụng đánh giá và cân nhăc. Bởi bất cứ ai làm việc cũng phải có trách nhiệm với một phần việc. Vì vậy, hãy kể thêm một chút về các thành tích bạn đã đạt được để cho thấy tiềm năng của bạn, tuy nhiên bạn cũng không nên kể quá nhiều vì họ nghĩ bạn là một người thích khoe khoang.

Chúc các bạn sẽ sớm có được công việc mà mình ưng ý!

Phương pháp học kỹ năng mềm

Bí quyết tư duy làm việc tích cực của người thành đạt

Bí quyết tư duy làm việc tích cực của người thành đạt

Tư duy làm việc tích cực của người thành đạt Với 8h đến 10h làm việc tại nơi công sở, nhưng đối với một số người nó là cả một cực...

Xem tiếp

Cách nào để bán hàng online hiệu quả?

Cách nào để bán hàng online hiệu quả?

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì bán hàng online chính là hình thức được nhiều người lựa chọn. Không mất quá nhiều công sức...

Xem tiếp

Cẩm nang dành cho người mới đi làm

Cẩm nang dành cho người mới đi làm

Khi còn là sinh viên bạn có thể thoải mái với nhiều phong cách hay giờ giấc khác nhau nhưng khi bắt đầu đi làm bạn sẽ phải thay đổi...

Xem tiếp

Học cách lắng nghe tích cực

Học cách lắng nghe tích cực

Lắng nghe là kỹ năng ai cũng biết là điều vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Nhưng lắng nghe sao cho đúng, cho hiệu quả thì không phải ai...

Xem tiếp

Học kỹ năng làm việc hiệu quả ở đâu?

Học kỹ năng làm việc hiệu quả ở đâu?

  Để làm việc hiệu quả bạn cần có gì? Chắc chắn đõ là những kỹ năng mềm. Trên thực tế để thành công cũng như hiệu quả công việc cao...

Xem tiếp

Kỹ năng cần cho người đi làm để hoàn thành tốt công việc

Kỹ năng cần cho người đi làm để hoàn thành tốt công việc

Kỹ năng nào cần cho người đi làm? Cứ sang đầu tuần đến công ty và nhìn thấy đống giấy tờ chất ngất trên bàn làm việc là bạn lại ngao...

Xem tiếp

Kỹ năng gây ấn tượng bản thân

Kỹ năng gây ấn tượng bản thân

  Để tạo ấn tượng cho sếp hay đối tác ngay từ ban đầu bạn cần có những kỹ năng. Nhưng gây ấn tượng như thế nào? Hãy cùng theo dõi...

Xem tiếp

Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

Cuộc sống là chuỗi những vấn phức tạp quanh ta bao gồm: công việc, gia đình, bạn bè và xã hội chính vì thế hàng ngày luôn có rất nhiều...

Xem tiếp

Kỹ năng giải tỏa áp lực trong công việc và cuộc sống

Kỹ năng giải tỏa áp lực trong công việc và cuộc sống

Trong công việc lẫn cuộc sống, bạn có thể thất stress ở khắp mọi nơi. Từ áp lực phải đảm bảo doanh thu/chỉ tiêu trong công việc, khỏi bị sa thải...

Xem tiếp

Kỹ năng giao tiếp bạn cần học

Kỹ năng giao tiếp bạn cần học

Khi đi đâu trước đám đông đã bao giờ bạn thấy ngưỡng mộ những người đứng trên sân khấu có thể nói một cách trôi chảy về vấn đề gì...

Xem tiếp

10 cách kiềm chế cảm xúc và kỹ năng làm chủ bản thân

10 cách kiềm chế cảm xúc và kỹ năng làm chủ bản thân

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận...

Xem tiếp

Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông

Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông

Một ngày, bạn bất ngờ nhận được yêu cầu của lãnh đạo là  thuyết trình trước đông đảo khách hàng và nhà đầu tư để giới thiệu về công ty và quảng...

Xem tiếp

Kỹ năng lập kế hoạch và chinh phục mục tiêu trong công việc

Kỹ năng lập kế hoạch và chinh phục mục tiêu trong công việc

Tại sao chúng ta thường cảm thấy rất áp lực trong cuộc sống cũng như trong công việc? Tại sao làm mãi, làm mãi làm đến hụt hơi mà vẫn không...

Xem tiếp

Kỹ năng mềm nào giúp bạn thành công?

Kỹ năng mềm nào giúp bạn thành công?

Các nhà tuyển dụng có quan tâm đến kỹ năng mềm của bạn không? Chắc chắn là có rồi. Kỹ năng mềm là những thứ trong các trường đại học...

Xem tiếp

Kỹ năng quản trị xung đột và mâu thuẫn trong doanh nghiệp

Kỹ năng quản trị xung đột và mâu thuẫn trong doanh nghiệp

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và các cuộc xung đột có thể phát sinh giữa các đồng nghiệp giám sát và cấp dưới...

Xem tiếp

Kỹ năng đàm phán lương bổng

Kỹ năng đàm phán lương bổng

Khi làm việc tại bất cứ công ty nào điều bạn quan tâm ngoài vấn đề môi trường làm việc, công việc chuyên môn, các chế độ đãi ngộ thì...

Xem tiếp

Liên hệ VNNP EDU