Back To Top

Banner top

Một số lưu ý khi thuyết trìnhDù bạn là sinh viên hay người đi làm đều cần có kỹ năng thuyết trình. Với sinh viên trình bày bài tập nhóm, chủ đề thảo luận hay luận văn,….Với người đi làm, bạn cần thuyết trình về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhân sự….Và không phải ai cũng tự tin thuyết trình hay, thu hút người nghe.

Xem tiếp...

Yếu tố phát huy công việc nhómTrong nền kinh tế hiện đại, chủ doanh nghiệp yêu cầu nhân viên ngoài khả năng làm việc chuyên môn tốt cần có thêm kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Bởi làm việc theo tập thể sẽ phát huy tối đa sức mạnh của từng thành viên. Một vấn đề mà nhân viên giỏi không giải quyết được nhưng nếu vấn đề đó được đặt cho một nhóm giải quyết có thể sẽ đơn giản hơn nhiều.

 

 

 

 Tục ngữ Việt Nam có một câu rất hay về làm việc nhóm và tinh thần đoàn kết:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhà vật lý người Đức – Albert Einstein từng nói : “Cuộc sống của tôi và những thành tựu mà tôi đạt được nhờ sự đóng góp của rất nhiều người. Do đó, tôi phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với những gì họ đã làm cho tôi.”

kỹ năng mềm làm việc theo nhóm đóng vai trò không nhỏ cho sự thành công trong công việc. Vậy làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả làm việc nhóm. VNNP xin đưa ra một số yếu tố như sau:

Cả nhóm đều hướng tới lợi ích, mục tiêu chung

Khi làm việc theo nhóm, thực tế mỗi người sẽ đưa ra quan điểm khác nhau, dễ gây mâu thuẫn trong nhóm. Nếu cả nhóm muốn có được lợi ích chung thì cần có mục tiêu rõ ràng cho nhóm. Vì vậy, các thành viên cần bỏ qua ý kiến, lợi ích cá nhân để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Mỗi người cần hiểu rõ mục tiêu nhóm là gì và cam kết hoàn thành mục tiêu đó. Đây là yếu tố quan trọng để có một nhóm làm việc hiệu quả. Công việc sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nhiều nếu nhóm có chung kỳ vọng về công việc, mục tiêu, trách nhiệm và kết quả.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm trong doanh nghiệp

Có trưởng nhóm giỏi

Tốc độ làm việc của cả nhóm phụ thuộc tốc độ làm việc của trưởng nhóm. Chúng ta hay làm việc theo tâm lý bầy đàn, một người làm tốt thì người khác cũng sẽ học tập, phấn đấu theo. Do đó, người đứng đầu cần biết đặt lợi ích của nhóm trên lợi ích cá nhân, đưa ra phương hướng hoạt động để các thành viên tập trung hoàn thành mục tiêu chung.

Trưởng nhóm tham gia vào lãnh đạo trong cuộc họp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đánh giá tiến độ hoạt động, và đưa ra định hướng cho toàn nhóm.

Các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau

Một nhóm không thể hoạt động hiệu quả nếu các cá nhân không tin tưởng và lắng nghe ý kiến của nhau. Nếu không phải vì lợi ích của nhóm thì không nên tiết lộ những chi tiết dự án mới ý tưởng sáng kiến mới cho người ngoài. Mọi người cần thoải mái chấp nhận những rủi ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các quan điểm và thực thi hoạt động.

Biết tận dụng lợi thế từng cá nhân

Mục đích lập nhóm là để tận dụng lợi thế từng cá nhân khác nhau. Mỗi thành viên có kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến đóng góp không thể thay thế. Vì vậy, người trưởng nhóm cần biết cách phân công công việc dựa trên năng lực của từng thành viên trong nhóm. Đồng thời, các thành viên cần biết tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của nhau để đảm bảo hoạt động chung của nhóm.

Làm việc theo nhóm

Quản lý mâu thuẫn trong nhóm

Làm việc theo nhóm khó tránh phải những mâu thuẫn, xung đột. Vì vậy, cần giải quyết mâu thuẫn này thì nhóm mới hoạt động hiệu quả. Không nên để những bất đồng ý kiến cá nhân làm ảnh hưởng kết quả làm việc nhóm. Cần xử lý chuyên nghiệp để tránh gây tổn thất, đặc biệt là những vấn đề quan trọng.

Nhóm cần thống nhất quy trình phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong nhóm cũng như mâu thuẫn. Các thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung thay vì ủng hộ xung đột cá nhân hoặc chia bè kết phái.

Theo sát hoạt động nhóm và sự tương tác giữa các cá nhân

Yếu tố không thể bỏ qua trong làm việc nhóm là kiểm tra tiến độ hoạt động. Cả nhóm cần thảo luận công khai về những chỉ tiêu trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ phát triển. Từ đó, đưa ra cách tháo gỡ khó khăn gặp phải để đảm bảo lộ trình hoàn thành mục tiêu chung.

Biết cách bỏ qua cảm xúc tiêu cực

Khi làm việc nhóm không nên tham gia cuộc thảo luận không hiệu quả, cần biết tránh cảm xúc đố kị hoặc ác ý. Không nên sử dụng những từ ngữ mang tính chỉ trích, đổ lỗi mà cần khuyến khích sáng tạo, đổi mới trong công việc.

Trên đây là 7 yếu tố phát huy hiệu quả làm việc nhóm mà VNNP đưa ra. Hy vọng, các bạn có thể áp dụng trong công việc, cuộc sống mang lại kết quả cao hơn.

lam the nao de quan ly thoi gian

Tại sao cần có kỹ năng quản lý thời gian? Mỗi người đều có 24 giờ/ngày để thực hiện các công việc và nghỉ ngơi nhưng đối với một số người 24 giờ này được sử dụng hiệu quả, trong khi những người khác thì không. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Thời gian trôi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học.

Xem tiếp...

6 điều cần thiết để có bài thuyết trình hiệu quả

Nếu bạn làm công việc của một trợ lý, việc thay mặt sếp đi thuyết trình, giới thiệu sản phẩm với khách hàng có lẽ không còn là điều xa lạ. Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi sự tập luyện và chuẩn bị kỹ lưỡng. Làm thế nào để có một bài thuyết trình hiệu quả và ấn tượng, mời bạn tham khảo một số kinh nghiệm sau đây.

Xem tiếp...

Bí quyết tập trung trong công việcTập trung để hoàn thành công việc và học tập là một điều thực sự khó khăn, đây có lẽ là vấn đề phải đối mặt của nhiều người trong cuộc sống. Làm thế nào để có được sự tập trung nhất định để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Xem tiếp...

Yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc

Làm chủ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng và vô cùng cân thiết đối với mỗi người, rèn luyện kỹ năng này giúp bạn tránh khỏi trạng thái mất bình tĩnh và đưa ra những quyết định chính xác trong các tình huống.

1. Cảm xúc của mỗi người

Cảm xúc được hình thành từ trạng thái cơ thể, từ ánh mắt đến cử chỉ của tay chân, của hành động đến suy nghĩ  bao gồm hình ảnh và từ ngữ của bản thân. Cảm xúc được vận hành theo cơ chế hai chiều, cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta.

Kỹ năng quản lý cảm xúc nghĩa là khả năng nhận diện, theo dõi và phân biệt chúng từ những tín hiệu của cơ thể. Làm chủ được cảm xúc giúp bạn cân nhắc và không mắc phải sai lầm trong công việc.

2. Cơ thể là nguồn gốc của cảm xúc

Đầu tiên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực. Khi vui vẻ, bạn sẽ có cảm giác tim đập rộn ràng, tinh thần phấn chấn, nhưng khi tức giận – tim bạn đập nhanh hơn, bức bối và khó chịu, khi đó, nếu bạn không tự điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ rất dễ hành động sai lầm.

Khi biết được cơ thể chính là nguồn gốc của sự tức giận, hãy tìm cho mình một giải pháp thích hợp để có thời gian rèn luyện và rút kinh nghiệm. Hãy tự trừng phạt mình bằng một số hành động để ghi nhớ chúng, đồng thời điều chỉnh ngay suy nghĩ của mình.

3. Suy nghĩ chi phối cảm xúc

Sau cơ thể, suy nghĩ chính là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ. Suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ. Chắc đã nhiều lần bạn đi dạo đâu đó và tự mỉm cười vui vẻ vì nghĩ đến một điều gì đó, hình ảnh tác động rất nhiều đến suy nghĩ và cảm xúc của con người. Vì vậy, thay vì tiêu cực, hãy nhìn người làm bạn cảm thấy buồn bằng con mắt nhân ái. Thật khó để nghĩ về người mình ghét bằng sự tốt đẹp của họ, nhưng hãy thử nghĩ về những điều tốt đẹp họ từng làm, những khoảnh khắc đáng ngưỡng mộ nơi họ. Chắc chắn, bạn sẽ có ánh mắt nhẹ dịu hơn về kẻ đáng ghét đó. 

4. Từ ngữ tác động không ít đến cảm xúc

Người nói chuyện nhiều nhất trong một ngày với bạn, không ai khác chính là bản thân bạn. Có lẽ bạn đang nghi ngờ về sự thật này, nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô ta nói chuyện chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa đến 5h để về nhỉ?”… đó là độc thoại.

Tư duy tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực, vì thế, bất cứ khi nào bạn nổi giận hãy “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, chuyện này quá nhỏ so với mình” chẳng hạn.

-------------------------------

Xem thêm Khóa học kỹ năng mềm cần thiết cho công việc

bi quyet giao tiep hieu qua

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất cho dù bạn là ai, làm nghề gì? Bạn có thể đánh mất rất nhiều cơ hội cũng như các mối quan hệ nếu không chú ý rèn luyện kỹ năng này. Kỹ năng giao tiếp làm nên thành công của một trợ lý. Mời bạn tham khảo một số lưu ý dưới đây để học cách giao tiếp tốt hơn.

Xem tiếp...

Mục tiêu trong cuộc sốngChỉ khi bạn có mục tiêu trong tay, bạn mới có thự sự vạch ra cho mình con đường đi đúng nghĩa. Mục tiêu mang lại trọng tâm đối với mọi khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống. Vậy làm sao có thể xác định điều gì là thực sự quan trọng với bản thân mình? Mời bạn trả lời các câu hỏi sau.

Xem tiếp...

Kỹ năng giao tiếp trong công việc

Ngôn ngữ cơ thể có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp và con đường thăng tiến của bạn. Là một nhân viên với nhiều ý tưởng mới mẻ, nhưng tác phong giao tiếp kém chuyên nghiệp thì thành công sẽ trì hoãn đến với bạn. Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Ngôn ngữ cơ thể - đại diện cho phẩm chất nghề nghiệp, vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách ấn tượng cho thấy sự tự tin, quyết đoán, sự cởi mở và sự thông minh của mình.

Xem tiếp...

Liên hệ VNNP EDU