Back To Top

Banner top

chinh phuc muc tieu trong cong viec

Tại sao chúng ta thường cảm thấy rất áp lực trong cuộc sống cũng như trong công việc?

Tại sao làm mãi, làm mãi làm đến hụt hơi mà vẫn không thể đạt được những điều mình mong muốn?

Đã có lúc nào đó bạn trấn tĩnh lại và tự tìm thấy câu trả lời “ À, do mình cứ nhận, cứ nghĩ là bắt tay vào làm ngay, làm cật lực, lao vào công việc như con thiêu thân, sai đâu sửa đấy, sửa rồi lại tính tiếp…”.

Xem tiếp...

ky nang thuyet trinh

Một ngày, bạn bất ngờ nhận được yêu cầu của lãnh đạo là  thuyết trình trước đông đảo khách hàng và nhà đầu tư để giới thiệu về công ty và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình. Bạn không tin vào tai mình nữa vì bạn đang rất run sau khi nhận được tin này. vậy làm sao để bạn có thể thuyết trình tốt, bạn cần những kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Xem tiếp...

thay doi tich cuc de thich nghi

Không ai ở mãi một vị trí công việc trong 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm, thậm chí cho đến hết cuộc đời.

Có những lúc bạn sẽ phải thay đổi trong khi bạn không hề muốn hoặc bạn muốn thay đổi nhưng còn sợ hãi hoang mang với câu nói thì thầm trong tiềm thức “Nhỡ đâu, thì sao…”

Xem tiếp...

kiem che cam xuc

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Xem tiếp...

hoc-quan-ly-cam-xuc

Khi gặp bất cứ một việc gì đó bạn có thể thể hiện cảm xúc và hành vi của mình với sự việc đó. Bạn chưa bao giờ tức giận? Bạn chưa bao giờ chán nản đến phát khóc? Bạn có bao giờ hối hận về việc làm của mình trong lúc cảm xúc nhất thời? Đó là những lúc bạn nên học cách quản lý cảm xúc cảu bạn thân mình.

Tránh xa nguyên nhân gây xúc động

Xúc động là trạng thái cảm xúc mạnh của mỗi con người như: nóng này, giận, khóc, cười… Do đó, bạn hãy tránh xa những nguyên nhân có thể làm bạn xúc động hoặc không biết cách kiềm chế cảm xúc của bản thân. Việc tránh xa các nguyên nhân cũng giúp bạn giữ được sự tỉnh táo để xử lý các công việc một cách khôn ngoan nhất. Bởi bạn nên nhớ mọi quyết định trong lúc cảm xúc mạnh đều không có sự chính xác và thông mình nhất.

Tất nhiên khi đã tránh xa những nguyên nhân có thể gây cho mình những sự xúc động mạnh bạn vẫn có tâm trạng ấm ức, khó chịu thì cách tốt nhất là hãy xoa dịu những cảm xúc của mình: uống nước mát để giảm cơn nóng giận, đấm mạnh vào gối, hét thật to, nói chuyện một mình, xem phim hài… Đây là những cách hàng ngày tưởng chừng như không có tác dụng hoặc chỉ là “lý thuyết” nhưng thực sự chúng có tác dụng khi bạn nóng giận đấy!

Nếu rơi vào trường hợp bạn không thể thực hiện các biện pháp như trên thì hãy áp dụng cách tốt nhất đó là im lặng. Khi im lặng bạn có thời gian để lắng cảm xúc xuống và suy xét những thứ bạn đã và đang chưa làm được, nguyên nhân của sự việc… Và cũng là cách khôn ngoan trước khi bạn có những lời nói “mất khôn” làm tổn thương chính bản thân mình và người khác.

Uốn lưỡi 7 lần trước khi… xổ cơn tức

Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm dĩ nhiên chẳng ai có thể nói bình tĩnh mà bình tĩnh được. Con người có xu hướng nói cũng như hành động để xả cơn giận trong người. Nhưng hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình trước khi nói và hành động:

  • Tại sao lại làm như thế?
  • Hãy giải thích về chuyện đã xảy ra?
  • Giải quyết chuyện này như thế nào?

Khi phát ngôn trong những tình cảnh như thế này bạn hãy chọn lọc ngôn từ để tránh những từ ngữ mạnh có tính chất làm tổn thương người khác nhé! Đừng để bản thân phải thấy ân hận vì những gì mình đã nói khi nóng giận.

Một số nguyên tắc khi nói chuyện lúc căng thẳng

Không cướp lời và lắng nghe hết

Đa số khi bực lên thường có xu hướng cướp lời mà không chịu lắng nghe. Bạn hãy làm ngược lại. Lắng nghe là cách để bạn hiểu rõ hơn ngọn nguồn sự việc cũng như lắng xuống để tìm cách giải quyết thay vì nóng giận.

Nói chuyện để giải quyết vấn đề

Nói chuyện có nghĩa là bạn và đối phương đang tìm những nút thắt trong xung đột và tìm cách tháo gỡ nó. Tuyệt đối tránh việc lôi những thù hằn trong quá khứ vào để làm tổn thương nhau hay làm cho mâu thuẫn căng thẳng thêm.

Thông cảm cho nhau

Điều này đồng nghĩa với việc tha thứ và bỏ qua những chuyện đã qua và cùng nhau đề ra những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp để không lặp lại những hiểu lầm gây nên sự xúc động. Ai cũng có cái tôi cá nhân cao nhưng nếu cố chấp mà không đặt bản thân mình vào địa vị của người khác thì mẫu thuẫn không bao giờ được giải quyết.

-------------------------------------

 Xem thêm những kỹ năng mềm khác!

ky nang giao tiep chuyen nghiep

“Những người không hiểu được sự im lặng của người khác, thì cũng chẳng hiểu được những gì họ nói.” - Elbert Hubbard.

“Để thấu hiểu được một sự thật, cần có hai người - một người để nói và một người để lắng nghe.” - Henry David Thoreau.

Xem tiếp...

ky-nang-giao-tiep-ban-can-hoc

Khi đi đâu trước đám đông đã bao giờ bạn thấy ngưỡng mộ những người đứng trên sân khấu có thể nói một cách trôi chảy về vấn đề gì đó chưa? Bạn nghĩ họ có thể làm được bởi họ cso năng khiếu bẩm sinh và bản thân minh khó mà làm như họ được. Nhưng hãy nhớ để giao tiếp tốt bạn cần học các kỹ năng chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào năng khiếu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dừng một chút trước khi đưa ra câu trả lời

Khi nhận được câu hỏi bạn đừng nên vội vàng đưa ra ngay câu trả lời mà nên đừng khoảng 3 – 5 giây. Điều đó sẽ giúp bạn:

  • Bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.
  • Bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Bạn dừng lại để có những suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời.

Đặt câu hỏi khi cần

Để giao tiếp tốt bạn đừng ngại đặt ra những câu hỏi để làm rõ vấn đề mà bạn chưa hiểu. Đừng nghĩ là mình có thể hiểu và tìm hiểu tất cả mọi vấn đề, tốt nhất là bạn hãy hỏi lại ngay người nói vì chính họ mới là người nắm rõ vấn đề nhất. Đặc biệt khi đưa ra câu hỏi chứng tỏ bạn có sự lắng nghe người nói nên họ sẽ rất trân trọng sự lắng nghe của bạn. Hãy hỏi: “Bạn có thể nói rõ hơn không?” hay “Ý bạn có phải là A,B,C…?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày.

Đừng lo lắng việc bạn đưa ra câu hỏi mà người nó ngại trả lời mà ngược lại họ vô cùng thích. Khi bạn đưa ra câu hỏi chắc chắn bạn sẽ được nhiệt tình giải đáp. Việc đưa ra và giải đáp các câu hỏi trong giao tiếp giúp không khí cuộc giao tiếp trở nên thân mật và gần gũi hơn. Bạn và đối phương có thể thẳng thắn, thoái mái bày tỏ quan điểm mà không quá lo ngại.

Nhắc lại và ngắn gọn hơn

Để giao tiếp tốt bạn hãy học cách tóm tắt nội dung của người nói vừa trình bày bằng chính văn phong của bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …”. Nhắc lại nội dung trong cuộc giao tiếp có nghĩa là bạn rất chú tâm những gì đối phương nói và họ sẽ công nhận điều đó.

Luôn luôn lắng nghe

Lắng nghe chính là công cụ quan trọng và không thể thiếu trong giao tiếp. Cũng như các cụ có câu “Người nói phải có người nghe”. Khi bạn có sự lắng nghe trong giao tiếp đối phương sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng và cảm giác được tôn trọng khi có người lắng nghe họ. Muốn được người khác lắng nghe mình nói thì trước tiên bạn hãy học cách lắng nghe người khác nói.

Sự lắng nghe giúp bản thân bạn rèn được tính kỷ luật cho chính mình. Bởi chắc chắn không hề dễ dàng để có thể lắng nghe từ đầu tới cuối 1 vấn đề nào đó mà tâm hồn bạn không phân tán bởi điều gì đó. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” khắp nơi. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách khá hay để giúp bạn phát triển tính cách và kỹ năng mềm của chính bạn.

Suy nghi tieu cucĐôi khi chỉ là những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện của một cá nhân trong một tập thể sẽ trở thành một con sâu ngấm ngầm gặm nhấm khiến cho văn hóa của tập thể ấy có thể bị mục ruỗng và sụp đổ.

Vốn dĩ tư duy của con người đã rất đa dạng, nghĩ kiểu gì sẽ ra kiểu đó, và khi đã nghĩ đến nó thì tích cực không đọng lại nhiều mà tiêu cực thì bám dễ rất lâu thậm chí khó có thể ngăn cản được sự len lỏi để hút hết nguồn sinh lực của một tập thể có thể đang rất mạnh.

Xem tiếp...

Liên hệ VNNP EDU